xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Venezuela khủng hoảng trầm trọng

Hoàng Phương

Tổng thống Nicolas Maduro cáo buộc phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn đang phát động “chiến tranh kinh tế” nhằm vào ông

Chính phủ Venezuela đang đẩy mạnh một loạt biện pháp nhằm đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế và tình trạng thiếu điện ngày một nghiêm trọng.

Kinh tế thảm hại

Trong bước đi mới nhất, người dân nước này kể từ ngày 1-5, phải dậy sớm hơn 30 phút do múi giờ được điều chỉnh để giúp tiết kiệm điện. Theo lý giải của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Jorge Arreaza, việc sử dụng đèn và hệ thống điều hòa vào ban đêm đang đè nặng lên lưới điện quốc gia. “Chỉ cần vặn đồng hồ sớm 30 phút, chúng ta sẽ tận hưởng ban ngày nhiều hơn và trời sẽ không tối sớm hơn” - ông Arreaza nhận định.

Trong khi đó, ông Jesus Escalona, người đứng đầu cơ quan quản lý thời gian Venezuela, trấn an rằng việc thay đổi múi giờ đã được tính toán nhằm giảm thiểu tác động lên hoạt động của thị trường chứng khoán, các chuyến bay và tàu bè.

Biện pháp trên được thông báo hồi giữa tháng 4 và là một phần nỗ lực đối phó cuộc khủng hoảng điện hiện nay. Trước đó, Venezuela phải cắt điện luân phiên, giảm ngày làm của công chức xuống còn 2 ngày/tuần và đóng cửa các trường học vào ngày thứ sáu. Chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro cho biết hiện tượng thời tiết El Nino đã làm mực nước tại các đập thủy điện giảm xuống mức thấp báo động khiến sản lượng điện sụt giảm nghiêm trọng.

Thiếu điện là đòn mạnh giáng vào nền kinh tế Venezuela đang sa sút, dồn thêm gánh nặng lên cuộc sống vốn đang khó khăn bởi giá dầu thô giảm mạnh, ảnh hưởng nặng nguồn thu của đất nước. Nền kinh tế Venezuela giảm 5,7% năm ngoái và có nguy cơ giảm thêm 8% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Chưa hết, lạm phát ở nước này đang tăng dữ dội, có thể tăng tới 500% trong năm 2016.


Một bé gái làm bài tập dưới ánh nến tại nhà ở thị trấn San Cristobal - Venezuela do điện bị cắt. Ảnh: Reuters

Một bé gái làm bài tập dưới ánh nến tại nhà ở thị trấn San Cristobal - Venezuela do điện bị cắt. Ảnh: Reuters

Chính trường nóng bỏng

Để xoa dịu dư luận, ông Maduro vào cuối tuần rồi quyết định nâng lương tối thiểu lên 15.051 bolivar/tháng (tăng 30%) từ ngày 1-5. Đây là lần tăng lương tối thiểu thứ 12 kể từ khi ông Maduro được bầu làm tổng thống tháng 4-2013. Theo Reuters, lương tối thiểu mới nhất tương đương 1.505 USD/tháng theo tỉ giá chính thức nhưng chỉ vào khoảng 13,5 USD/tháng theo tỉ giá chợ đen. Ngoài ra, chính quyền còn nâng giá trị tem phiếu thực phẩm hằng tháng lên 18.585 bolivar.

Kinh tế khó khăn còn hâm nóng hơn nữa cuộc đối đầu thù địch lâu nay giữa chính phủ Venezuela và phe đối lập. Tổng thống Maduro cáo buộc phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn đang phát động “chiến tranh kinh tế” nhằm vào ông bằng cách thổi bùng lạm phát và tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa. Nhà lãnh đạo này cam kết sẽ tiếp tục cuộc “cách mạng xã hội” được người tiền nhiệm Hugo Chavez khởi xướng năm 1999.

Trái lại, phe đối lập chỉ trích ông Maduro và chính phủ yếu kém về quản lý kinh tế, chống tham nhũng lẫn diệt trừ tội phạm. Họ chỉ ra rằng việc tăng lương liên tục cho thấy chính phủ không ngăn chặn được lạm phát leo thang và kinh tế suy thoái. “Những biện pháp tăng lương của người đàn ông này (ông Maduro) là một trò đùa. Lạm phát đang tăng chóng mặt” - thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles chỉ trích, đồng thời nhắc lại lạm phát ở Venezuela trong tháng 3 là 20%. Ngoài ra, theo Reuters, giá đồng bolivar đã giảm 98% so với đồng USD tại thị trường chợ đen kể từ khi ông Maduro nhậm chức.

Phe đối lập đang tìm cách “lật đổ” ông Maduro kể từ khi kiểm soát quốc hội vào tháng 1-2016. Trong bước đi mới nhất, liên minh đối lập có tên là Bàn tròn Thống nhất Dân chủ (MUD) hôm 30-4 cho biết đã thu thập được gần 2 triệu chữ ký - gấp 10 lần con số cần thiết - để bắt đầu tiến trình tổ chức trưng cầu ý dân về tương lai của ông Maduro. Nếu Hội đồng Bầu cử quốc gia (CNE) chứng thực số chữ ký này là thật, phe đối lập sẽ phải thu thập thêm 4 triệu chữ ký nữa - tương đương 20% cử tri - để CNE đứng ra tổ chức trưng cầu. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy hơn 2/3 người Venezuela muốn ông Maduro ra đi.

Người dân than vãn

Thứ duy nhất gần như còn hoạt động thường xuyên ở nhà anh Gustavo Diaz những ngày này chính là cái bếp gas. Thức ăn trong tủ lạnh hư hỏng dần. Lò vi sóng nằm im lìm, tivi tối đen, còn dàn máy hát câm lặng. Tất cả là vì không có điện! Diaz sống cùng vợ và 3 con gái ở khu ngoại ô thủ đô Caracas. Với anh cùng nhiều người dân Venezuela khác, cúp điện không có gì lạ. Tuy nhiên, thông báo cắt điện luân phiên gần đây của chính phủ càng khiến tình hình tệ thêm.

Giá dầu lao dốc khiến chính phủ Venezuela khan hiếm tiền mặt, hệ quả là không thể chi trả cho các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu như đường, bột và trứng. Nhiều người dân nước này đã quá quen với cảnh xếp hàng dài trước cửa các siêu thị từ sáng sớm nhưng vẫn phải trắng tay ra về bởi các kệ hàng trống rỗng. Khan hiếm thực phẩm khiến nhiều gia đình phải tính toán giảm bớt bữa ăn trong ngày hoặc sử dụng các loại thức ăn rẻ tiền hơn.

Mỹ Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo