xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao các bệnh viện châu Âu gặp khó với dịch Covid-19?

Hoàng Phương

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều bệnh viện ở châu Âu vật lộn với hàng chục ngàn bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), cuộc khủng hoảng này đã phơi bày một nghịch lý đáng ngạc nhiên: Một số hệ thống y tế thuộc loại tốt nhất thế giới lại không sẵn sàng ứng phó với một đại dịch.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như thiếu kinh nghiệm xử lý trong trường hợp xảy ra dịch bệnh và sự tự mãn lúc đầu. "Châu Âu chưa từng đối mặt với một dịch bệnh nghiêm trọng trong hơn 100 năm qua và giờ họ không biết phải làm gì" - ông Brice de le Vingne, người đứng đầu chiến dịch chống Covid-19 của tổ chức Bác sĩ không biên giới tại Bỉ, giải thích với hãng tin AP.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tuần rồi cho rằng các quốc gia lẽ ra đã phải hành động quyết liệt hơn, như xét nghiệm rộng rãi hơn và giám sát mạnh mẽ hơn từ 2 tháng trước để ngăn virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 lây lan nhanh. Trong khi đó, cách tiếp cận ban đầu của châu Âu trong cuộc chiến chống Covid-19 bị chỉ trích là quá lỏng lẻo và thiếu các biện pháp căn bản về dịch tễ học, như xác định những người đã tiếp xúc với người bệnh để giám sát virus đang lây lan thế nào và đến đâu.

Vì sao các bệnh viện châu Âu gặp khó với dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Gregorio Maranon ở thủ đô Madrid - Tây Ban Nha, quốc gia có hơn 100.000 ca Covid-19, hôm 1-4. Ảnh: REUTERS

Khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã huy động khoảng 9.000 nhân viên y tế để lần theo hàng ngàn người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 ở TP Vũ Hán hằng ngày. Nhưng tại Ý, trong một số trường hợp, các quan chức để cho bệnh nhân Covid-19 quyết định chuyện báo cho người có tiếp xúc gần rằng họ cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Khi số lượng ca Covid-19 bắt đầu tăng nhanh ở Anh, nhiều chuyên gia thúc giục chuyển các tổng đài thành trung tâm theo dõi tiếp xúc nhưng chuyện này không hề xảy ra, khiến thời cơ bị bỏ lỡ. Ông Bharat Pankhania, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường ĐH Exeter (Anh), nói thêm rằng Anh có chuyên môn cao trong việc điều trị các bệnh nhân gặp vấn đề hô hấp nghiêm trọng, như viêm phổi nặng nhưng lại có quá ít giường bệnh để đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng đột biến trong đại dịch.

Ngoài ra, tại một số quốc gia châu Âu, các nhân viên và hệ thống y tế không có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối công việc. Ông Robert Dingwall, chuyên gia tại Trường ĐH Nottingham Trent (Anh), chỉ ra thực tế là các bác sĩ Ý chịu nhiều áp lực khi phải quyết định bệnh nhân nào được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt khi số ca bệnh Covid-19 tăng vọt bởi đây là điều họ ít khi làm trong hoàn cảnh thông thường.

Một vấn đề khác là hệ thống y tế phương Tây được hình thành dựa trên mô hình lấy chăm sóc bệnh nhân làm trung tâm trong khi đại dịch đòi hỏi sự thay đổi sang mô hình lấy cộng đồng làm trung tâm. Theo mô hình này, bệnh viện chỉ dành cho những người mắc bệnh nặng nhất trong khi các bệnh nhân khác sẽ được cách ly hoặc điều trị tại các cơ sở y tế cơ bản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo