xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam quyết liệt ứng phó biến đổi khí hậu

DƯƠNG NGỌC

Việt Nam đang triển khai chương trình trồng 1 tỉ cây xanh đến năm 2025, qua đó sẽ hấp thụ 2%-3% lượng phát thải vào năm 2030

Tối 23-4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu" tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu do Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức.

Đánh giá cao việc Mỹ quay trở lại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước tin tưởng: "Với vai trò lãnh đạo, cam kết mạnh mẽ mà ngài Tổng thống Joe Biden đã nêu tại phiên khai mạc, cùng với sự hợp tác của tất cả chúng ta, các mục tiêu của Thỏa thuận COP-21 Paris sẽ sớm trở thành hiện thực".

Việt Nam quyết liệt ứng phó biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu vào tối 23-4 từ Hà Nội .Ảnh:TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là một nước chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu, trong đó có giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước và giảm tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương và đa phương, tiếp tục giảm rất mạnh điện than, tăng nhanh tỉ lệ năng lượng tái tạo lên 30% trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp đến năm 2045, nội luật hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để tổ chức thực hiện và đang triển khai chương trình trồng 1 tỉ cây xanh đến năm 2025, điều này sẽ hấp thụ 2%-3% lượng phát thải vào năm 2030.

Chia sẻ quan điểm của nhiều nước về các lợi ích của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải bằng 0, đặc biệt là về cơ hội tạo việc làm, bảo đảm an ninh năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh các nước đang phát triển còn gặp nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi do khó khăn về nguồn vốn và công nghệ.

Chủ tịch nước cho rằng quá trình chuyển đổi phải công bằng và bao trùm, bình đẳng về cơ hội và hưởng lợi của người dân, coi người dân là trung tâm, không để ai "bị bỏ lại phía sau" và được người dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học ủng hộ, chung tay hành động.

Chủ tịch nước kêu gọi: "Cùng với đi đầu trong các cam kết mạnh về giảm phát thải, các nước phát triển cần tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, về tài chính, phát triển công nghệ mới, năng lượng xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả, chất lượng cao gắn với tạo nhiều việc làm. Chúng tôi đánh giá cao và mong nhận được hỗ trợ từ kế hoạch tài chính khí hậu quốc tế của Mỹ và nhiều cơ chế tài chính quốc tế khác, kể cả từ các công ty, tập đoàn quốc tế".

Chủ tịch nước cũng cho rằng việc thực hiện các mục tiêu khí hậu cần phù hợp với điều kiện của từng nước, bao gồm việc phải thay đổi nếp sống, cách sản xuất, làm việc và cần được lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia; mỗi nước trước hết phải tự nỗ lực và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, cần có cơ chế quốc gia về giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, nâng cao khả năng phục hồi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo