xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vũ khí Hàn Quốc hút khách châu Âu, "soán ngôi" Mỹ?

Huệ Bình

(NLĐO) - Hàn Quốc ký được nhiều hợp đồng vũ khí trị giá hàng tỉ USD tại châu Âu và chuyện này gây ra không ít lo lắng trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Các công ty quốc phòng Hàn Quốc đã có khách châu Âu từ lâu. Năm năm qua, Seoul chủ yếu bán pháo di động và vũ khí cỡ nhỏ cho một số quốc gia của châu lục này.

Tuy nhiên, vào tháng 7, Ba Lan ký một hợp đồng "bom tấn" trị giá 5,8 tỉ USD với hai công ty Hàn Quốc. Hợp đồng bao gồm 980 xe tăng K2 Black Panther, 672 pháo tự hành K9, 48 máy bay chiến đấu FA-50. Trong đó, xe tăng và pháo dự kiến được giao từ cuối năm 2022.

Đến tháng 10, Ba Lan tiếp tục ký thỏa thuận đặt mua 288 bệ phóng pháo phản lực K239 Chunmoo do Hàn Quốc sản xuất. Lô hàng đầu tiên sẽ đến vào năm sau, thay vì chờ đợi nhiều năm để nhận hệ thống pháo HIMARS do Mỹ sản xuất.

Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Błaszczak giải thích ban đầu Ba Lan định mua 50 hệ thống HIMARS từ Mỹ nhưng "năng lực công nghiệp hạn chế" nên vũ khí này không thể được giao trong khung thời gian thỏa đáng. Do đó, Ba Lan bắt đầu đàm phán với đối tác Hàn Quốc.

Vũ khí Hàn Quốc hút khách châu Âu, soán ngôi Mỹ? - Ảnh 1.

Bệ phóng pháo phản lực K239 trong biên chế quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Army Recognition

Quy mô lớn của hợp đồng cùng tốc độ giao hàng nhanh của công ty Hàn Quốc khiến ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ chú ý.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin của tờ báo Mỹ Politico, người này không tin công ty Hàn Quốc đủ sức nhanh chóng hoàn thành đơn hàng. "Đây hoàn toàn là chiêu trò tiếp thị. Họ chưa chứng minh được khả năng giao vũ khí nhanh như hứa hẹn" – nguồn tin nhận định.

Theo nhà phân tích Haena Jo thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế, những hợp đồng ký với Ba Lan buộc chính phủ Hàn Quốc phải đánh đổi: Ưu tiên sản xuất vũ khí cho Ba Lan hơn là cung cấp cho quân đội trong nước.

Nhà phân tích Haena Jo cho biết: "Có lẽ các công ty Hàn Quốc đủ sức đáp ứng nhu cầu, điều này được chứng minh qua lô xe tăng K2 cùng pháo K9 đầu tiên bàn giao cho Ba Lan chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Cách lý giải duy nhất là họ ưu tiên đơn hàng Ba Lan hơn nhu cầu hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc".

Theo tờ Politico, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc lâu nay chế tạo vũ khí cùng trang thiết bị tương thích với khí tài Mỹ nhằm đảm bảo hai nước có thể phối hợp tác chiến trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Điều này khiến Hàn Quốc trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các nước thành viên NATO muốn tái trang bị nhanh chóng và chi phí không quá cao.

Một người trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tỏ ra ít lo ngại: "Mua vũ khí Hàn Quốc chưa phải mối lo lớn. Giữa Mỹ và các nước châu Âu có mối quan hệ lâu dài khó lòng bị phá vỡ bởi đối thủ cạnh tranh".

Vũ khí Hàn Quốc hút khách châu Âu, soán ngôi Mỹ? - Ảnh 2.

Xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc. Ảnh: hani.co.kr

Nói như thế nhưng tờ Politico cho rằng Mỹ không thể xem nhẹ tham vọng của Hàn Quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Yoon Suk-yeol nêu mục tiêu đưa Hàn Quốc vào danh sách 4 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới, thách thức Mỹ, Nga, Pháp về số lượng hợp đồng ký kết.

Hàn Quốc hiện là nhà cung cấp vũ khí thứ 8 thế giới với xuất khẩu trong giai đoạn 2016-2021 tăng 177%, theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm.

Một báo cáo do ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc công bố vào tháng 7 cho biết xuất khẩu quốc phòng tăng từ 3 tỉ USD năm 2020 lên 7 tỉ USD năm 2021 và năm 2022 có khả năng lần đầu tiên chạm mốc 10 tỉ USD.

Đơn hàng châu Âu vẫn sẽ tiếp tục. Theo sau Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Estonia đã đặt Công ty Hanwha Defense (Hàn Quốc) 19 pháo tự hành K9. Na Uy cân nhắc mua xe tăng K2. Nhà sản xuất đạn dược Na Uy Nammo ký thỏa thuận với đối tác Hàn Quốc Hyundai Rotem cùng sản phát triển đạn pháo 120 mm dùng cho K2.

Chuyên gia Max Bergmann thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) xem xu hướng châu Âu chuyển hướng sang Hàn Quốc là việc tốt cho tình đoàn kết đồng minh cũng như cho ngành công nghiệp quốc phòng các nước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo