xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ tấn công Sony: FBI kết tội Triều Tiên, ông Obama “sẽ đáp trả”

Hải Ngọc (Theo Reuters, BBC)

(NLĐO) – Trong tuyên bố ngày 19-12, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khẳng định đứng sau vụ tấn công mạng hãng phim Sony Pictures là Triều Tiên.

Theo FBI, các công cụ và hạ tầng được sử dụng trong vụ tấn công Sony tương tự các hành động từ Triều Tiên trước đây và có sự nhúng tay của chính phủ Bình Nhưỡng.

Vụ tấn công khiến Sony phải hoãn chiếu bộ phim hài “The Interview”, dự kiến công chiếu ngày 25-12. Với chi phí 44 triệu USD, phim kể về kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Triều Kim Jong-un của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), khiến Bình Nhưỡng tức giận gọi đây là “hành động khủng bố”.

 

Ông Kim Jong-un trong bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 17-10-2014. Ảnh: REUTERS
Ông Kim Jong-un trong bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 17-10-2014. Ảnh: REUTERS

 

...và hình ảnh trong bộ phim The Interview
...và hình ảnh trong bộ phim "The Interview"

 

Sau tuyên bố của FBI, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng ngày cho hay “sẽ đáp trả” Triều Tiên, đồng thời chê trách Sony rút phim tức là “chịu thua”. “Chúng tôi sẽ đáp trả một cách tương xứng. Địa điểm, thời gian và cách thức đáp trả sẽ do chúng tôi lựa chọn” – ông Obama nói trong một cuộc họp báo.

Gọi việc Sony rút phim là sai lầm, ông Obama nói lẽ ra hãng phim nên thông báo cho ông trước. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Không thể có chuyện một nhà độc tài ở đâu đó lại có quyền kiểm duyệt trên đất Mỹ”.

Giám đốc điều hành của Sony Pictures, ông Michael Lynton, khẳng định công ty không đầu hàng tin tặc và vẫn đang tìm cách công chiếu "The Interview". Ông Hemanshu Nigam của hãng tư vấn an ninh mạng SSP Blue ước tính toàn bộ khủng hoảng này có thể làm Sony Pictures thiệt hại 500 triệu USD doanh thu.

Trước đó, Sony bị tấn công bởi một nhóm tin tặc xưng tên là “Kẻ bảo vệ hòa bình” (GOP) hôm 24-11. Sau đó, hệ thống máy tính của hãng bị tê liệt, trong khi 5 bộ phim bị rò rỉ lên mạng trước khi công chiếu. Chưa hết, dữ liệu cá nhân của 47.000 nhân viên Sony bị tung lên mạng cùng nhiều tài liệu bí mật như kịch bản cho bộ phim “James Bond” tiếp theo.

 

v

Sony có thể thiệt hại hàng trăm triệu USD vì vụ khủng hoảng này. Ảnh: Reuters

 

Theo tổng thống Mỹ, Triều Tiên có vẻ hành động một mình. Washington cũng bắt đầu tham vấn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga để nhờ các nước này hỗ trợ “kìm cương” Triều Tiên. Trong khi đó, nhà ngoại giao Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Kim Song tiếp tục phủ nhận: “Triều Tiên không dính líu đến vụ tấn công”.

Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm 20-12 chỉ trích bộ phim là “sự ngạo mạn vô nghĩa về mặt văn hóa”. "The Interview đem lãnh đạo một nước thù địch với Mỹ ra làm trò đùa. Chuyện này chẳng có gì đáng tự hào đối với Hollywood và xã hội Mỹ. (…) Không cần biết xã hội Mỹ nhìn nhận ra sao về Triều Tiên và Kim Jong-un, ông ấy vẫn là lãnh đạo một nước” – tờ Thời báo Hoàn cầu viết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo