xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ý: Mì sợi lên giá, đình công toàn quốc

VĂN ANH

Ngày 13-9-2007, người ta chứng kiến một ngày biểu tình không giống ai ở Ý. “Sciopero della pasta” (bột nhào biểu tình) là khẩu hiệu của các hội người tiêu dùng Ý kêu gọi toàn dân hưởng ứng ngày không mua bột nhào nhưng vẫn ăn bình thường. Có một số người - như bộ trưởng Bộ Tư pháp - còn hưởng ứng hăng hái hơn bằng cách... không thèm ăn mì trứng!

Lý do: Phản đối giá bột nhào tăng quá cao. Bột nhào làm bằng bột mì là thứ mà mỗi gia đình người Ý không thể thiếu . Cộng thêm nước và trứng nó dùng để chế biến các loại mì trứng nổi tiếng của Ý như spaghetti, nui, bánh pizza v.v..., thức ăn “quốc hồn quốc túy” của người Ý.

Một thắng lợi của người tiêu dùng

Kể từ tháng 6 năm nay, giá bột mì ở Ý tăng vọt kéo giá cả của những mặt hàng thực phẩm khác một cách bất thường. Theo nhật báo La Repubblica, giá bột mì đã tăng 132% so với cùng kỳ năm ngoái khiến giá bột nhào lên giá theo. Đối với người Ý hằng năm mỗi người tiêu thụ trung bình 28 kg bột nhào, điều này là không thể chấp nhận được.

Theo tạp chí Fortune, lời kêu gọi đình công nói trên là một thắng lợi lớn của các hội người tiêu dùng Ý. Rosario Trefiletti, chủ tịch hội người tiêu dùng Federconsumatori ở thủ đô Rome, phấn khởi nói: “Thắng lớn rồi”. Chính phủ đã triệu tập các nhà sản xuất, nhà nông và đại diện người tiêu dùng lại mổ xẻ vấn đề bởi việc tăng giá bột nhào là một vấn đề nhạy cảm đụng chạm đến đông đảo quần chúng. Carlo Pileri, chủ tịch một hội người tiêu dùng khác, nhận xét: “Chính phủ không thể áp đặt chuyện hạ giá nhưng có thể thuyết phục về mặt đạo lý”.

Liệu cái sự tăng giá này có chính đáng hay là trò móc ngoặc của các nhà sản xuất bột nhào? Antitrust, cơ quan chính phủ chống cạnh tranh bất bình đẳng, cũng đã vào cuộc. Ngày 23-10 vừa qua, họ chính thức mở một loạt cuộc điều tra những cơ sở sản xuất mì spaghetti để xem có chuyện móc ngoặc để làm giá hay không.

Các nhà sản xuất cực lực phủ nhận chuyện móc ngoặc. Họ giải thích rằng sở dĩ năm 2006, giá bột nhào để làm spaghetti tăng 73% là do giá lúa mì cứng, nguyên liệu duy nhất được phép làm bột nhào ở Ý, chịu ảnh hưởng của giá bột mì thế giới.

Mặc dù các nhà sản xuất bột nhào và các nhà phân phối bán lẻ chối đây đẩy nhưng ít nhất cũng có một nhà phân phối cỡ đại gia là Parma Ipercoop hứa sẽ không tăng giá bột nhào ít nhất từ nay đến cuối năm.

Trước đó giá bột mì cứng giẫm chân tại chỗ suốt ba năm. Thế rồi, Liên hiệp châu Âu (EU) quyết định cắt nguồn hỗ trợ lúa mì, khiến các nhà nông giảm diện tích trồng lúa mì cứng – loại dùng để làm bột nhào – vì lãi không còn hấp dẫn nữa. Sản lượng lúa mì giảm sút cộng thêm nạn hạn hán thất thường, chính sách khuyến khích dùng nông sản để chế biến thành biogasole (nhiên liệu sạch thay thế xăng và dầu diesel) và nhu cầu lớn của những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, đã khiến giá bột nhào tăng lên một cách bất ngờ.

img
Một người Ý nhận mì sợi do hội người tiêu dùng phát không trong ngày “bột nhào đình công”

Ông Rienzi, chủ tịch hội Codacons, một trong bốn hội người tiêu dùng kêu gọi toàn dân đình công, bức xúc: “Thật vô lý khi một ký cà chua có mặt trong hầu hết các món ăn Ý cũng tăng 3 euro”.

Người Ý không phải là nạn nhân duy nhất của sự tăng giá phi mã bột nhào. Giá bột mì và bánh mì tăng cao cũng là nguyên cớ khiến dân chúng Morocco phản đối ầm ầm. Yemen, Niger và Bờ Biển Ngà cũng có những cuộc biểu tình phản đối.

Giá bột mì tăng đã kéo theo giá sữa và gạo tăng. Jacques Diouf, Giám đốc Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), người Sénégal, hồi cuối tháng 10 cảnh báo rằng các nước đang phát triển (nghèo) có thể trải qua một cuộc biến động xã hội lớn nếu không có biện pháp ngăn chặn làn sóng giá cả này. Ông nói: “Nếu cộng thêm giá dầu thô ở mức cao như hiện nay thì chúng ta rõ ràng đang đứng trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong tương lai”.

Không chỉ người dân bình thường kêu trời, chính phủ các nước bất kể giàu hay nghèo đều tìm cách kìm giá bột mì. Tháng 9 vừa qua, Chính phủ Ai Cập đã tăng tiền trợ giá bánh mì đến 50% với tổng trị giá 2,5 tỉ USD. Ba nước Nga, Ukraine và Kazakhstan đối phó bằng cách giảm xuất khẩu lúa mì nhằm bảo đảm nhu cầu trong nước.

Bốn nhân tố làm tăng giá bột mì

Theo các chuyên gia về lúa mì, có 4 nhân tố tổng hợp tạo ra cơn sốt giá lúa mì hiện nay:

- Nạn hạn hán ở Úc đã làm nước này mất mùa lúa mì liên tục hai năm. Úc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, vì thiên tai này, buộc phải giảm sản lượng xuất khẩu. Sự cố này lại diễn ra đúng vào lúc hai nước xuất lúa mì lớn khác là Canada và Argentina cũng bị mất mùa. Đây là nhân tố hàng đầu và quan trọng nhất.

- Kho dự trữ lúa mì trên thế giới thấp nhất kể từ năm 1983. Đây là hậu quả của việc Mỹ và châu Âu thay đổi chính sách nông nghiệp không khuyến khích gia tăng sản lượng lúa mì hoặc cắt nguồn hỗ trợ giá xuất khẩu.

- Thị trường hàng hóa bị đầu cơ tràn lan khi nhu cầu thế giới tăng vượt mức cung.

- Ngũ cốc được dùng ngày càng nhiều để sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường để thay thế nhiên liệu hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính. Đây là điều mà chính quyền Mỹ và EU đang khuyến khích. Mặc dù ở Mỹ người ta dùng bắp và ở châu Âu người ta dùng đậu nành để sản xuất nhiên liệu sạch nhưng nó tác động gián tiếp đến giá lúa mì.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo