xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực vô hình bao che vi phạm!

Lương Duy Cường

Gần đây, dư luận không chỉ biết đến hàng loạt vụ chủ đầu tư là doanh nghiệp, cá nhân trắng trợn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Điều đáng nói là còn có rất nhiều vụ đối tượng vi phạm là gia đình cán bộ, công chức, viên chức, thậm chí là cán bộ cấp cao.

“Nóng” nhất và được báo chí nêu đích danh trong tuần qua là 2 vụ liên quan đến ông Nguyễn Văn Đấu, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai và ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Với công trình dạng nhà vườn xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp rộng hơn 2.000 m2 (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), ông Đấu cho rằng do “thằng rể” làm chứ không phải ông dù đất này do chính ông đứng tên khi sang nhượng và cũng chính ông từng đề nghị làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Với công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (tại phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đối tượng vi phạm được xác định là vợ ông Nguyễn Sỹ Kỷ chứ không phải ông này.

Nhân chuyện liên quan đến ông Đấu và ông Kỷ, nhiều người hẳn chưa quên khi biệt thự xây dựng trái phép trên đất rừng đặc dụng dưới chân núi Hải Vân (TP Đà Nẵng) bị phát hiện, ông Phan Vũ Việt Hùng (con trai Thiếu tướng Phan Như Thạch, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) phân trần: “Lỗi hoàn toàn thuộc về tôi. Tôi đã quá nôn nóng vì nhiều lần trình TP mà chưa được xây nhà nên làm liều chứ cha tôi không liên quan. Ông bận nhiều công chuyện nên giao tôi quán xuyến. Ông đâu có biết gì mà kêu là tướng công an xây biệt thự trăm tỉ không phép”.

Quá nhiều những trường hợp tương tự và điều giống nhau là đất do các vị nắm quyền sử dụng, thậm chí là nhận khoán nhưng vợ, con hay ai đó cứ xây biệt phủ, có trường hợp việc xây dựng diễn ra trong nhiều năm, nhiều công trình nhưng họ vẫn không biết. Mà vì “không biết” nên hầu hết các vụ vi phạm kiểu này, dù rất trắng trợn và thách thức pháp luật, rốt cuộc chưa chắc xử lý được gì với các quan chức liên quan.

Được trao thẩm quyền để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng là chính quyền các địa phương. Lạ là địa phương nào cũng đều nói biết nhưng “khó xử”, có trường hợp còn phải chờ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên chứ không dám xử lý.

Nhìn vào những trường hợp như thế sẽ thấy pháp luật đã không được thượng tôn trong một nhà nước pháp quyền. Điều đó cho thấy thực tiễn hoàn toàn không như lời ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, phát biểu với báo giới trước sự việc liên quan đến vị Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh này: “Trong công tác cán bộ cũng như các quy định của pháp luật đối với công dân, nếu phát hiện vi phạm đều phải xử lý nghiêm. Cán bộ cũng như người dân, bất kể ai, phải làm đúng quy định của pháp luật…”.

Áp lực vô hình nào đã làm cho pháp luật không được thượng tôn? Cứ thử hỏi người dân ngay chính những nơi xảy ra các vụ vi phạm này thì rõ bởi ai cũng biết, cũng thấy. Quan chức hay dân chúng đều bình đẳng trước pháp luật. Lý luận là thế nhưng thực tiễn có lúc không hẳn thế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo