xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản lĩnh Trường Chinh

Thái Duy

Quá trình hình thành đường lối Đổi Mới trải qua bao chông gai, trong đó có việc đấu tranh với những quan điểm thủ cựu. Ông Trường Chinh là người giương cao ngọn cờ tranh đấu ấy…

Báo cáo của Chủ tịch nước Trường Chinh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa V) họp từ ngày 3 đến 10-7-1984 đã nêu thực trạng nền kinh tế suy sụp đến mức rất khó cứu vãn nếu vẫn duy trì cơ chế quản lý cũ: làm ít lỗ ít, làm nhiều lỗ nhiều, càng sản xuất - kinh doanh càng lỗ và chỉ rõ nguồn gốc từ hệ thống giá cả, tiền lương, các chính sách tài chính và tiền tệ hiện hành là cái “lô cốt” mà tệ quan liêu, bao cấp đang cố thủ.

Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm, hai cơ chế ngày càng gay gắt, nhất là bên trên một số lãnh đạo vẫn tin chắc cơ chế thị trường là chủ nghĩa tư bản. Ông Trường Chinh đánh giá cơ chế thị trường là cơ chế quản lý năng động, thích ứng với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều trình độ kỹ thuật, nhiều loại hình sản xuất - kinh doanh và có đủ khả năng tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế đều “lợi nhà, ích nước”, cùng đi lên CNXH. Với tư duy lý luận sắc bén, thêm vốn thực tế sống động và phong phú từ những chuyến đi khảo sát các địa phương, nhất là tại Long An đã “xóa bỏ tem phiếu, bù giá vào lương”, thị trường chỉ có một giá, bài phát biểu của ông tại Hội nghị Trung ương 6 đã làm rung động lòng người. Ông đã phân tích tình hình một cách sâu sắc và đầy thuyết phục. Cơ chế quản lý mới ông trình bày thực sự là lối thoát cho nền kinh tế ta lâu nay vẫn trì trệ, bế tắc, thua lỗ triền miên.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp giữa tháng 6-1985 đã hoan nghênh, cổ vũ các tỉnh, thành chuyển sang “cơ chế Long An”. Khi ông Trường Chinh nói đến “cơ chế Long An” tại hội nghị thì mới có 6 tỉnh, thành thực hiện cơ chế này. Chỉ 2 tháng sau, 28 tỉnh, thành đã xóa bỏ tem phiếu, bù giá vào lương.

 


Ông Trường Chinh (bìa phải) làm việc với Giám đốc NXB Văn học Lý Hải Châu nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập - 1983. Ảnh: tư liệu

Ông Trường Chinh (bìa phải) làm việc với Giám đốc NXB Văn học Lý Hải Châu nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập - 1983. Ảnh: tư liệu

 

Đầu tháng 4-1986, đoàn chuyên gia kinh tế cấp cao Liên Xô sang làm việc theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Đoàn gồm có những chuyên gia về kinh tế chung và những chuyên gia về những lĩnh vực kinh tế quan trọng khác như giá, thương nghiệp, lao động, tiền lương, tài chính và lưu thông tiền tệ. Đoàn có 5 tiến sĩ khoa học kinh tế, trong đó có 3 viện trưởng nghiên cứu kinh tế toàn liên bang, 3 phó tiến sĩ khoa học kinh tế và những chuyên gia khác chưa có học vị khoa học nhưng cũng là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh tế. Vấn đề đoàn đặc biệt quan tâm là lưu thông phân phối, giá, lương, tiền.

Sau gần một tháng làm việc ở trung ương và chia nhau về một số tỉnh, thành tìm hiểu tình hình, ngày 8-5-1986, đoàn do ông Pascar là trưởng đoàn đã phát biểu sơ bộ ý kiến về tình hình kinh tế của nước ta với một số lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Khi nhắc đến cơ chế thị trường, ông trưởng đoàn nói: “Cơ chế thị trường là cái phao rất đẹp nhưng chạm đến nó chìm nghỉm ngay”. Ông không chấp nhận cơ chế thị trường!

Về một số tỉnh, thành đã bù giá vào lương, bỏ tem phiếu, ông trưởng đoàn chuyên gia thấy thị trường tự do phát triển nên khuyên lãnh đạo ở đó nên tiếp tục cung cấp định lượng, trở lại với chế độ tem phiếu. Tại cuộc họp, ông nói chỉ ở Hải Phòng, bí thư Thành ủy kiên quyết phản đối chế độ tem phiếu vì không ai chấp nhận.

Mười ngày sau cuộc họp kể trên, ngày 18-5-1986, tại hội nghị Bộ Chính trị, ông Trường Chinh đã nói rõ không thể không sử dụng các phạm trù sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị, đòn bẩy kinh tế, quan hệ hàng hóa, tiền tệ, giá cả, thị trường... Đó là những phạm trù chính trị - kinh tế học được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đúc kết và khái quát lên thì tại sao chúng ta lại không dùng được xem như là công cụ phổ biến của tư duy kinh tế (trích bài phát biểu của ông trong Trường Chinh với hành trình đổi mới tư duy, NXB Chính trị quốc gia, 2005, trang 25).

Đầu năm 1986, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương xác lập nên đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1986, khi bắt đầu thảo luận những vấn đề có ý kiến khác nhau về các quan điểm kinh tế, ông Trường Chinh đã bị một số lãnh đạo chỉ ủng hộ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp phê phán gay gắt, nào là “chạy theo CNXH thị trường”, nào là “say sưa với cơ chế thị trường”, nào là “bắt chước các quan điểm của nước ngoài”, nào là “cẩn thận với những con ngựa thành Tơroa (Troy)”. Cuối cùng, ông bị quy chụp nặng nề “chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”.

Tháng 7-1986, hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trường Chinh làm Tổng Bí thư thay ông Lê Duẩn mới qua đời. Chỉ còn 4 tháng là Đại hội VI sẽ khai mạc, dù vậy một số lãnh đạo bảo thủ, giáo điều vẫn phê phán Trường Chinh dữ dội. Dù tuổi đã cao, sức yếu, ông vẫn dũng cảm tiến hành cuộc đấu tranh. Chỉ đến Đại hội VI, khi đại hội còn đang họp và nhất trí cao với Đổi Mới theo cơ chế thị trường, trong nội bộ, Tổng Bí thư vẫn bị quy chụp. Sau thành công rực rỡ của Đại hội VI, qua lời tâm sự của ông được kể lại trong cuốn sách Trường Chinh với hành trình đổi mới tư duy (trang 26, 27), người đọc mới thông cảm với nỗi khổ của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đã giương cao ngọn cờ Đổi Mới từ mấy năm trước Đại hội VI.

Xin trích một đoạn:

“Và ông đã tâm sự: Chúng ta đã cùng làm việc với nhau hơn nửa thế kỷ, ngọt bùi, đắng cay đều đã nếm qua, còn gì không hiểu nhau nữa mà phải dùng những lời lẽ nặng nề như vậy. Một vấn đề lớn có tính nguyên tắc đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc cân nhắc kỹ càng, thận trọng, có trách nhiệm về những lời nói của mình. Khi nói “Con ngựa thành Tơroa” thì một nhận định như vậy sẽ làm cho vấn đề nghiêm trọng đến mức nào”.

Thẳng thắn nói lên những lời này, ông không quan tâm đến sự xúc phạm cá nhân mà ông lấy đại cuộc làm trọng với sự chân thành và bằng lý luận và thực tiễn mà ông nắm bắt để thuyết phục người khác.

Rõ ràng, quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta không dễ dàng, suôn sẻ chút nào mà phải trải qua bao cọ xát, giằng co. Đối với Trường Chinh, đây là một thử thách lớn lao mà ông phải chấp nhận và sẵn sàng vượt qua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo