xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tồn nghiêm ngặt khu dự trữ sinh quyển

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG

Nếu không có biện pháp thích hợp, trong tương lai gần, 90% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ngập hoàn toàn

Bảo tồn khu dự trữ sinh quyển, lập chương trình hành động của cộng đồng, nhất là nâng cao ý thức của người dân địa phương, gắn việc bảo vệ với lợi ích kinh tế; bảo vệ rừng ven biển, tính đa dạng sinh học... là những vấn đề đã được đặt ra tại hội thảo quốc tế “Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL” tại tỉnh Kiên Giang vào sáng 24-6.

 
Kịch bản của thảm họa
 
Theo chương trình quốc gia về ứng phó BĐKH, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại VN đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm. Theo dự báo, nhiệt độ có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng lên 1 m vào năm 2100.
 
Khi đó, khoảng 40.000 km2 diện tích đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hằng năm, khoảng 90% diện tích các tỉnh ĐBSCL bị ngập hoàn toàn. Ông Trần Văn Tư, Viện Khoa học và Công nghệ phương Nam, khẳng định: Đó là những dự đoán có cơ sở khoa học.
 
Ảnh hưởng nặng nề và rõ nét nhất của BĐKH tác động lên ĐBSCL là lượng nước ngọt trên sông Mekong đang bị giảm mạnh trong khi nước biển dâng gây nên hạn hán và xâm nhập mặn. “Các nước ở thượng nguồn sông Mekong đang đắp đập ngăn nước: Trung Quốc đã và sẽ đắp 8 đập nước khổng lồ ở tỉnh Vân Nam; Thái Lan, Lào, Campuchia có 23 dự án đắp đập thủy điện và trữ nước tưới nông nghiệp.
 
 
img
Bà Katherine Muller – Marin, Trưởng Văn phòng UNESCO tại VN,
trao bằng công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cho tỉnh Kiên Giang vào tối 24-6
Vì thế, hơn lượng nước ngọt đo được vào tháng 10-2008 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ chỉ còn 28.000 m³/giây thay vì trước đó là 40.000 m³/giây. Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, có nơi đến 70 km” - ông Tư cho biết.
 
TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, cho biết những năm qua tại ĐBSCL luôn diễn ra chu kỳ từ 5-6 năm có một đợt hạn hán khốc liệt gây thiệt hại khoảng 40% sản lượng lúa (giảm 1,8 tấn/ha).
 
Còn người dân ở tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang nghiệm ra chu kỳ khoảng 3-4 năm sẽ có một đợt tôm chết hàng loạt. Thiệt hại bình quân được ước tính khoảng 215kg tôm/ha, bằng 76% sản lượng bình quân trong năm.
 
Tài sản vô giá
 
Ông Trần Văn Tư đưa ra giải pháp cho việc ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL: “Cần nghiên cứu khoa học cơ bản về BĐKH đang tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân để bổ sung quy hoạch gắn với ứng phó BĐKH trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trước mắt phải làm giảm nhẹ thiên tai đồng thời xây dựng chiến lược ứng phó BĐKH. Chiến lược đó phải xác định bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong quá trình công nghiệp hóa”.
 
PGS-TS Nguyễn Hoàng Trí, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia con người và sinh quyển UNESCO Việt Nam, nói tất cả các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới đều dựa trên 3 nền tảng: giá trị về đa sinh học, cơ hội phát triển bền vững và phát triển các giá trị văn hóa – giáo dục – bảo vệ môi trường.
 
Vì vậy, khu dự trữ sinh quyển có ý nghĩa vô cùng quan trọng và góp phần tích cực trong việc ứng phó với BĐKH. Theo ông Trí, cái chính là ý thức của người dân, họ hiểu rằng sinh quyển là hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
 
“Chống lại hay thích ứng với BĐKH không phải là xây một cái đê thật to mà chính là vừa xây dựng đê kè vừa bảo vệ rừng, chống xói lở ven biển hoặc bằng cách trồng rừng ngập mặn. Bài học đầu tiên chúng ta học được là tùy thuộc vào điều kiện từng quốc gia để tìm ra giải pháp thích ứng. Chúng ta phải bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn” - ông Trí chia sẻ.
 
Bà Katherine Muller – Marin, Trưởng Văn phòng UNESCO tại VN, cho rằng điều quan trọng nhất trong quản lý tốt khu dự trữ sinh quyển là tạo ra một mạng lưới những người cùng chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này. UNESCO công nhận hệ thống các khu dự trữ sinh quyển để nhắc nhở mọi người rằng chúng ta đang có một tài sản vô giá cần phải trân trọng, bảo vệ và gìn giữ nó để phát triển bền vững.

Rừng ngày càng mất dần

Cuối thập niên 1960, nước ta có 181.500 km2 rừng, chiếm 55% tổng diện tích cả nước. 20 năm sau chỉ còn 56.680 km2, chiếm khoảng 17% diện tích. Hiện nay, chuyên gia quy hoạch rừng Hoàng Hòe cho biết rừng nguyên sinh và tự nhiên chỉ còn khoảng 10% so với diện tích năm 1960.
 
Những cánh rừng bị tàn phá khiến lụt bão ngày càng nhiều, mức độ hủy diệt càng cao. Bằng chứng là cơn bão Durian quét qua và tàn phá nặng nề về tài sản và người từ Bến Tre đến mũi Cà Mau vào năm 2006.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo