xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí thư Hà Nội: Trồng cây cả trăm năm, giờ chặt đi ai cũng tiếc

Thế Dũng- Văn Duẩn

(NLĐO)- "Trồng cây cả trăm năm, bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc. Nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi, chẳng lẽ dừng lại không làm gì"- Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải bày tỏ.

Bí thư Hà Nội: Trồng cây cả trăm năm, giờ chặt đi ai cũng tiếc - Ảnh 1.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội - Ảnh: Văn Duẩn

Trong những ngày qua, nhiều tờ báo đưa tin UBND TP Hà Nội sắp chặt hạ, chuyển hơn 1.300 cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long để phục vụ cho dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long theo quyết định 3099 của UBND TP Hà Nội, do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, để thi công tuyến đường này, hơn 1.300 cây xanh sẽ phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ trước ngày 30-9, trong đó có 986 cây xà cừ đường kính từ 0,4 m đến 1,2 m; 38 cây sấu; 65 cây hoa sữa; 11 cây phượng… Đơn vị thi công sẽ di chuyển 158 cây, giữ lại để cắt tỉa 142 cây và chặt hạ hơn 1.000 cây.

Sáng ngày 5-6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh TP Hà Nội đang lấy ý kiến việc di dời 1.300 cây xanh.

"Đường đấy, không chỉ đường bộ dưới mà có đường trên cao như đường vành đai 3 – nối đến tận cầu Thăng Long. Có kiến nghị giữ lại hàng cây đó, ai cũng muốn giữ nhưng chạy đường trên cao thì không giữ nổi. TP Hà Nội sẽ bàn với Bộ Giao thông Vận tải. Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng"- Bí thư Hà Nội nói.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thực tế các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân.  "Trồng cây cả trăm năm, bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, mình đang trồng chả được. Nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi, chẳng lẽ dừng lại không làm gì. Nhưng quan điểm là không được lạm dụng làm đường để chặt cây"- ông Hoàng Trung Hải bày tỏ.

"Trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Hôm trước có ông nào đề xuất lấp hồ nước đi đấy, đào lên không được lại lấp đi, đề xuất thì cứ đề xuất thôi chứ ai đồng ý"- Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

- Phóng viên: Cây cả trăm năm có tán rộng, là lá phổi của Hà Nội, nếu giữ được 1 cây cũng quý, TP có quyết tâm giảm thiểu việc chặt cây tối đa?

+ Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải: Việc di dời cây như thế cũng có chi phí cao, thứ hai là bảo quản phải quan tâm đến kỹ thuật để bảo đảm tỉ lệ sống cao nhất. Mình cũng biết không tuyệt đối được.

- Chi phí cao nhưng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xã hội hóa nhiều hoạt động của TP như bắn pháo hoa, lễ hội. Hà Nội có bớt những khoản chi này để dồn xã hội hoá cho việc giữ cây xanh trăm tuổi?

+ Đâu cũng là chi phí thôi. Di dời thì người ta sẽ phân loại cây ra, cây nào di dời, bảo tồn được, cây nào giữ không thể làm hoặc làm không có hiệu quả. Vì cây rất khác nhau. Còn những cây to đùng như vậy, mình cắt mình cũng tiếc chứ.

- Khi làm đường sắt Hà Đông - Cát Linh, có những cây có thể giữ được nhưng đã làm quá tay, chặt luôn 1 vệt. Vậy lần này có rút kinh nghiệm?

+ Như tôi đã nói, phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét.

- Liệu Bí thư, Thành uỷ, UBND có xuống đường trực tiếp giám sát?

+ Cái này mình quản lý phải chặt, người dân cũng trực tiếp giám sát chặt.

- TP cũng đang lấy ý kiến cho chủ trương thay toàn bộ 4.000 cây xà cừ, thưa ông?

+ Đang lấy ý kiến thì cứ để họ lấy ý kiến, còn làm cái đó đâu có thể thay đơn giản được. Ở đây, họ đang tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp với cây đô thị không để sau này trồng mới sẽ không trồng cây này nữa. Cây trồng rồi, to đùng thì cứ để đấy, cần gì phải thay. Còn trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời chứ còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế.

- Về cây xanh thì Thành ủy có chỉ đạo gì không, thưa ông?

+ Theo chương trình phát triển, mình vẫn theo kế hoạch phát triển đô thị, xanh sạch đẹp, bảo tồn và TP đã có nghị quyết riêng về môi trường.

- Cá nhân Bí thư hay Thành ủy có nhận được ý kiến gì về việc nên dừng di chuyển hơn 1.000 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng không?

+ Chưa, đó mới chỉ là ý kiến trên báo chí thôi. Chẳng có ý kiến gì bảo dừng cả, người dân cũng yêu cầu làm cái gì phải hợp lý, đúng, thực sự cần thiết thì người ta đồng ý nhưng anh phải chứng minh, làm được, tránh lạm dụng.

- Vậy bao giờ Hà Nội xin ý kiến xong và triển khai di chuyển cây xanh?

+ Tiến độ cụ thể thì bây giờ thành đường gom rồi thì cái chính anh phải làm theo trình tự.

- Như vậy bắt buộc phải chặt hạ cây xanh?

+ Theo như phương án thiết kế là như vậy, còn bây giờ mình làm phải thì phải lấy ý kiến tìm xem có cách nào, phương án gì khác không.

- Nếu người dân phản đối việc chặt hạ cây xanh?

+ Nếu mình chứng minh được việc ấy là cần thiết, bắt buộc phải làm thì phải di dời, bảo tồn tối đa, còn không thì thôi à?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo