xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biết phá rừng từ lâu nhưng khó chỉ đạo!

HỒNG ÁNH

Chính quyền huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thừa nhận tình trạng phá rừng hơn 1 năm qua và do nhiều băng nhóm thực hiện

Ngày 11-7, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh về tình hình khai thác gỗ trái phép tại khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5 (xã Lộc Bắc) mà báo chí vừa phản ánh.

Không biết lâm tặc triệt hạ bao nhiêu gỗ?

Theo báo cáo, lúc 2 giờ 15 phút ngày 8-7, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) và Trung đoàn Cơ động số 2 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an) đột kích bắt nhóm đối tượng đang vận chuyển gỗ xẻ từ thuyền lên ô tô tại khu vực đập chính, hồ thủy điện Đồng Nai 5.

Nhiều cây dổi ở Tiểu khu 390 có đường kính lớn bị chặt hạ Ảnh: Đình Thi
Nhiều cây dổi ở Tiểu khu 390 có đường kính lớn bị chặt hạ Ảnh: Đình Thi

Cùng ngày, Công an, VKSND, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm cùng các lực lượng xã Lộc Bắc phối hợp điều tra vụ việc, bắt giữ 7 người, 1 xe tải, thu giữ gần 7 m3 gỗ trái phép.

Trong 2 ngày 9 và 10-7, Công an, Chi cục Kiểm lâm, VKSND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với Công an, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm và chủ rừng là Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc tiếp tục vào hiện trường thống kê, đo đếm nhằm xác định khối lượng gỗ bị triệt hạ.

Số liệu sơ bộ được UBND huyện Bảo Lâm báo cáo cho tỉnh Lâm Đồng là khoảng 50 m3 gỗ bị lâm tặc đốn hạ. Hiện tang vật được chuyển về Công an huyện Bảo Lâm để xử lý. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khang Thuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, người trực tiếp thị sát hiện trường lâm tặc khai thác gỗ trái phép ở Tiểu khu 390, con số này chưa cụ thể.

“Về số liệu bước đầu hơn 100 khối nhưng chưa cụ thể. Mai tôi và giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) sẽ vào lại trong ấy. Có gì để ngày mốt (13-7) mới cụ thể được. Bây giờ trong đó mưa gió tầm tã, địa hình hiểm trở lắm!” - ông Thuyên nói. Cũng theo ông Thuyên, hiện lực lượng chức năng chưa bắt được Hà “đen”, đối tượng cầm đầu của băng nhóm phá rừng.

Băng nhóm ngang nhiên lộng hành

Theo UBND huyện Bảo Lâm, khu vực xảy ra phá rừng tại Tiểu khu 390 xã Lộc Bắc giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Vườn Quốc gia Cát Tiên, có địa hình rất hiểm trở. Giữa năm 2015, khi lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5 tích nước, tình hình khai thác gỗ trái phép bắt đầu nóng lên cho đến nay. Lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ phá rừng. Trước khi Bộ Công an vào cuộc 1 ngày, đơn vị chủ rừng cũng đã phát hiện tại tiểu khu này một vụ phá rừng.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Bảo Lâm, thừa nhận từ năm ngoái đến nay, lâm tặc đã lén lút phá rừng. Khi lòng hồ thủy điện tích nước thì huyện đã nắm được tình hình phá rừng. “Huyện đã chỉ đạo ngăn chặn rất quyết liệt. Tuy nhiên, địa hình phức tạp, xa nên khó khăn trong việc chỉ đạo. Hơn nữa, băng nhóm này có tổ chức. Lâm tặc không chỉ là băng nhóm Hà “đen” này mà còn nhiều băng nhóm khác khai thác gỗ trái phép nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng” - ông Tùng nói.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cũng thừa nhận: “Việc phá rừng từ trước chúng tôi biết chứ. Chúng tôi cũng đã xác định đây là vùng trọng điểm để quản lý bảo vệ rừng. Chúng tôi đã có một số lần bắt, một số lần xử lý. Tuy nhiên, đây là vùng rất phức tạp”.

Trong khi đó, ông Võ Danh Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, lại cho rằng việc tích nước của hồ thủy điện Đồng Nai 5 chỉ mới bắt đầu từ tháng 11-2015. Thời gian lâm tặc phá rừng ở đây cũng không xác định được. Trước đây, ở đó chỉ là một khe rất hiểm trở không đi được. Khi thủy điện tích nước, lâm tặc mới lợi dụng mặt hồ để vận chuyển.

Ông Tuyên cũng không thừa nhận lâm tặc vận chuyển gỗ lậu qua các chốt kiểm lâm. “Chẳng có chốt kiểm lâm nào ở đây cả. Cơ quan chức năng đang điều tra lâm tặc đi đường nào. Tôi nghĩ gỗ qua đường Đắk Nông chứ có ra đường Lộc Thắng, Lộc Bắc để ra Bảo Lộc đâu” - ông Tuyên nói.

Không có chuyện quy hoạch trồng cao su

Ngày 11-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc với chủ rừng là Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc. Một cán bộ phòng kỹ thuật công ty từng cùng đoàn công tác kiểm tra vụ phá rừng dổi vào ngày 10-7 cho rằng: Hiện trường khu vực bị phá rừng ở Tiểu khu 390 có giấy phép, có chủ trương của tỉnh chuyển đổi trồng cao su. Cả bãi gỗ lẫn hiện trường khai thác đều nằm trong ranh giới được phép chuyển đổi.

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Bình, Phó chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, phản bác rằng nếu có chủ trương chuyển mục đích phải có hồ sơ, có quy hoạch. “Công ty Lộc Bắc nói như vậy hoàn toàn không có căn cứ. Dù có quy hoạch đi chăng nữa thì quy hoạch là một chuyện, khi nào có quyết định chính thức lại là chuyện khác. Còn khi chưa có quyết định cụ thể thì trách nhiệm của chủ rừng là phải bảo vệ rừng” - ông Bình khẳng định.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Khang Thuyên cũng cho hay riêng vùng lâm tặc chặt hạ cây thì chưa có chuyển mục đích gì.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo