xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biệt thự cổ - hồn của Đà Lạt: Giữ gìn đô thị hiếm có trên thế giới

Bài và ảnh: KỲ NAM

Đà Lạt từng được ví như một “Bảo tàng kiến trúc địa phương của Pháp” với hơn 1.300 công trình kiến trúc, biệt thự cổ. Những người yêu Đà Lạt không khỏi đau lòng trước sự xuống cấp của các công trình này

Dọc các con đường ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông, không ít biệt thự, công trình cổ có kiến trúc độc đáo đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Xót xa kiến trúc đẹp

Từ đường Hùng Vương vào trung tâm TP Đà Lạt, du khách sẽ đi qua biệt thự số 44 sang trọng với mái che đậu ô tô mái nhọn, cửa sổ 2 lớp hình vòm, cổng biệt thự nổi dòng chữ “Villa Merionnet”. Biệt thự này thường xuyên khóa cửa im ỉm, không người trông coi, phía trong vườn cây xơ xác.

Vào trung tâm TP Đà Lạt, không ít công trình khác cũng để trống như biệt thự 21-23 Lê Hồng Phong, nhà số 11 Nguyễn Thái Học, nhà nguyện Franciscan đường Trần Quang Diệu… Một số biệt thự đã xập xệ, xuống cấp như biệt thự số 22 Nguyễn Viết Xuân. Dù được thiết kế rất đẹp, mái biệt thự vạt góc kiểu Normandie đặc trưng của Pháp nhưng nơi đây, cỏ mọc um tùm che kín lối đi. Một số biệt thự khác, nhiều hộ dân cơi nới, tận dụng làm nơi ở và phá hủy nhiều nét kiến trúc độc đáo.

 

Khu đất nhà 11 Nguyễn Thái Học được chủ đầu tư mua lại
Khu đất nhà 11 Nguyễn Thái Học được chủ đầu tư mua lại

Kiến trúc sư Trần Công Hòa (Trường ĐH Yersin, TP Đà Lạt) cho biết ông không khỏi ngậm ngùi khi nhiều căn biệt thự, công trình kiến trúc ở Đà Lạt có giá trị kiến trúc độc đáo lại để hoang phế, xuống cấp, nhiều vật dụng bị lấy mất.

Theo nhà nghiên cứu Hãn Nguyên, Đà Lạt thực sự phát triển thành thành phố ở giai đoạn 1923-1939. Khi đó, số lượng biệt thự tăng nhanh từ 10 căn vào năm 1923 lên 427 căn vào năm 1939. Thịnh vượng nhất từ năm 1940-1954, số biệt thự tăng lên không ngừng, đến năm 1945 đã vượt con số 1.000. Chỉ tính tới tháng 4-1944, Đà Lạt có trên 5.600 người châu Âu sinh sống.

Nhà nghiên cứu Lê Phỉ cũng cho hay trong thời kỳ Pháp thuộc, Đà Lạt có hơn 1.300 biệt thự xây cất, kiến trúc đa dạng, phong phú. Trong khi đó, năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định 49 ban hành Đề án sử dụng hợp lý quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước tại TP Đà Lạt (Đề án 49) chỉ với 212 ngôi biệt thự. Trong số này có 178 ngôi thuộc diện phải bảo vệ; 34 ngôi để bán, đấu giá hoặc cải tạo, tháo dỡ hoàn toàn, sử dụng vào mục đích khác hiệu quả hơn.

Chờ nhà đầu tư

Khi chúng tôi đặt vấn đề bảo tồn các công trình, biệt thự cổ với cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, Phòng Quản lý di sản Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho hay chỉ quản lý bảo tồn ga Đà Lạt và Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt; vấn đề bảo tồn kiến trúc biệt thự phải hỏi Sở Xây dựng.

Đại diện Sở Xây dựng, ông Nguyễn Văn Anh, Phó Phòng Quản lý nhà, chỉ cung cấp Đề án 49 của UBND tỉnh, nói rằng toàn bộ thông tin đã gói gọn ở đây, muốn biết chi tiết, hiện trạng phải gặp Trung tâm Quản lý nhà TP Đà Lạt.

 

Biệt thự 22 Nguyễn Viết Xuân nhiều năm bỏ hoang
Biệt thự 22 Nguyễn Viết Xuân nhiều năm bỏ hoang

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hàng, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà TP Đà Lạt, cho biết: Trung tâm quản lý 107 biệt thự nhưng chỉ có 79 biệt thự nằm trong danh sách bảo tồn của Đề án 49. Trong số này, 25 biệt thự đã có chủ đầu tư thuê, đấu giá để bảo tồn phát triển các dự án phục vụ kinh doanh. Số còn lại gồm 13 ngôi có chủ trương thu hồi vì nhà đầu tư chậm triển khai dự án; 13 ngôi chưa có chủ đầu tư, các hộ dân đang sử dụng;6 ngôi đang bán đấu giá và 17 ngôi đã giao chủ đầu tư phối hợp đền bù tái định cư cho các hộ dân để triển khai dự án.

Sau gần 5 năm triển khai Đề án 49, trung tâm vẫn đang lên phương án trùng tu, tôn tạo các biệt thự chưa có chủ đầu tư. Trước mắt, trung tâm tiếp tục đền bù, giải tỏa các hộ dân ra những biệt thự này thì mới có thể tiến hành. Về một số công trình kiến trúc khác đang bỏ hoang, chưa được tôn tạo đưa vào sử dụng, ông Hàng nhấn mạnh nhiều công trình thuộc phạm vi quản lý các ban, ngành khác hoặc của đơn vị trung ương, cá nhân đóng trên địa bàn TP nên trung tâm không biết.

Kỹ sư xây dựng Trần Hải, người phụ trách xây dựng khách sạn Saphir Đà Lạt Ngọc Khang (đường Phan Như Thạch, phường 1, TP Đà Lạt), nhận xét cùng với quá trình đô thị hóa, nhiều biệt thự cổ ở Đà Lạt bị phá bỏ rất đáng tiếc. Ông đã nhặt nhạnh từng viên gạch, sưu tầm lại những vật dụng, đồ cũ người khác bỏ đi để phục hồi rồi đưa vào xây khách sạn này. Chính vì vậy, việc xây dựng khách sạn này ròng rã hơn 5 năm, qua đó tái hiện phiên bản kiến trúc cổ được 70%.

“Chúng ta cần người đam mê, tâm huyết mới mong bảo tồn, gìn giữ được giá trị kiến trúc đặc sắc có một không hai của Đà Lạt” - ông Đạt nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, kiến trúc sư  Trần Công Hòa cho rằng: Nhà cổ nếu không được sử dụng chắc chắn sẽ xuống cấp. Khi sử dụng phải theo nguyên tắc hư đến đâu sửa chữa đến đó. Đặc biệt, cần chọn chủ đầu tư có ý thức, có tâm huyết thì mới bảo tồn được các kiến trúc cổ này.

 

Bảo tồn nhà cổ để phát triển du lịch

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, hầu hết quỹ kiến trúc dinh thự, biệt thự đưa vào kinh doanh du lịch đã bảo tồn và phát huy tốt giá trị, khai thác hiệu quả như: Khu biệt thự Lê Lai - Nguyễn Khuyến (Ana Mandara Dalat Resort), khu biệt thự Trần Hưng Đạo (Dalat Cadasa Resort), khu biệt thự Nguyễn Du - Phó Đức Chính (khu nghỉ dưỡng Hoàng Anh Đất Xanh Đà Lạt)… Các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh đều đưa những điểm này vào chương trình tham quan cho khách du lịch khi đến Đà Lạt.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo