xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ GTVT cho DN tận thu khoáng sản: Xé rào, trục lợi

Bài và ảnh: THU SƯƠNG

Dự án nạo vét luồng tuyến chỉ là hình thức; còn thực chất là lợi dụng khai thác cát, không chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản

Liên quan đến việc Bộ GTVT cấp phép cho Công ty Cổ phần Hàng hải và Đầu tư phát triển Hiệp Phước (Công ty Hiệp Phước) khai thác cát trên sông Đồng Nai (Báo Người Lao Động ngày 20-4 đã thông tin), Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TP đình chỉ hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai của công ty này.

Nhiều sai phạm

Bước đầu kiểm tra các thủ tục pháp lý của dự án nạo vét, duy tu và nâng cấp tuyến luồng đường thủy sông Đồng Nai, Sở TN-MT ghi nhận Công ty Hiệp Phước- chủ đầu tư dự án - có nhiều sai phạm. Thứ nhất, đơn vị này tiến hành dự án khi chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể, ngày 16-2, Bộ TN-MT mới phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhưng Công ty Hiệp Phước đã tiến hành dự án từ đầu tháng 2. Thứ hai, Công ty Hiệp Phước nạo vét, khai thác cát khi chưa được Sở TN-MT chấp thuận đăng ký khối lượng thu hồi khoáng sản. Thứ ba, Công ty Hiệp Phước có thái độ bất hợp tác với các cơ quan chức năng của địa phương (quận 9) trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng không niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường cho người dân biết và kiểm tra giám sát  theo Nghị định 29/NĐ-CP của Chính phủ.
img
Không có khoản chi nào phát sinh từ dự án, ngược lại chủ đầu tư còn thu lợi lớn từ tiền bán khoáng sản

Trước đó, ngày 20-4, Sở TN-MT đã có văn bản gửi Công ty Hiệp Phước, thông báo không chấp thuận việc đăng ký khối lượng nạo vét, tận thu khoáng sản. Đồng thời, đề nghị Công ty Hiệp Phước ngưng ngay các hoạt động nạo vét cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo đại diện phường Long Phước, quận 9, trừ ngày 19-4, Công ty Hiệp Phước ngưng hoạt động để đối phó với đoàn kiểm tra của các sở, ngành TPHCM, thời gian còn lại vẫn hoạt động bình thường. Ngày 23-4, Trạm CSGT đường thủy số 6 (Công an TPHCM) đã tiến hành lập biên bản vi phạm và đình chỉ hoạt động đối với 2 xáng cạp đã hết hạn đăng kiểm. Còn theo ghi nhận của chúng tôi, đến chiều 25-4, vẫn còn 5 xáng cạp của Công ty Hiệp Phước hoạt động trên sông Đồng Nai.

Báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ

Theo thống kê của Sở TN-MT, tình trạng khai thác, bơm hút cát trên sông Đồng Nai diễn ra khá phức tạp, gây sạt lở bờ sông. Mặc dù những năm qua, TPHCM và Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực đấu tranh nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đến năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phải vào cuộc bằng văn bản cấm khai thác cát trên sông Đồng Nai khu vực hạ lưu thủy điện Trị An. Như vậy, dự án được khai thác với khối lượng lên đến 10 triệu m3 thì tất cả các nỗ lực đấu tranh của 2 tỉnh, thành và chỉ đạo của Thủ tướng thời gian qua đều bị vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2009, phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, thì cảng trên sông Đồng Nai chỉ tiếp nhận tàu công suất 5.000 DWT. Đến năm 2011, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ do chính Bộ GTVT đã phê duyệt, xác định rõ khu bến cảng trên sông Đồng Nai và Bình Dương tiếp nhận tàu tải trọng 5.000 DWT. Quy hoạch cũng chỉ rõ việc cải tạo, nâng cấp luồng tàu, luồng sông Đồng Nai giữ nguyên hiện trạng khai thác cho đoạn luồng bắt đầu từ ngã ba Mũi Đèn Đỏ đến cảng Đồng Nai, dài khoảng 36 m. Như vậy, việc nạo vét để lòng sông sâu từ 10 - 12m, nâng cấp cho tàu có tải trọng 10.000 DWT hoạt động là trái với quyết định của Thủ tướng và quyết định của chính Bộ GTVT.

Trên thực tế, dự án nạo vét của Công ty Hiệp Phước không cần phải thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh, do đó không phát sinh bất cứ khoản chi nào. Tất cả các sản phẩm nạo vét được là khoáng sản và đều được bán tại công trường, thu lợi hàng trăm tỉ đồng (theo tính toán sơ bộ khoảng 500 tỉ đồng cho 10 triệu m3 cát sẽ khai thác trong 9 năm). Như vậy, dự án chỉ là hình thức lợi dụng khai thác cát mà không chấp hành pháp luật về khoáng sản. Điều này sẽ khiến gia tăng  tình trạng sạt lở bờ sông, gây nguy hiểm cho đời sống người dân. Chính vì vậy, trên cơ sở thống nhất giữa Sở GTVT, UBND quận 9, Sở TN-MT đã kiến nghị UBND TP đình chỉ hoạt động khai thác cát của Công ty Hiệp Phước, giao UBND quận 9 và Công an TPHCM giám sát việc thực hiện của công ty này. Sở TN-MT cũng kiến nghị TP sớm báo cáo vấn đề lên Thủ tướng Chính phủ. 

Cấp phép khai thác trong khu vực cấm

Công ty Cổ phần Hàng hải và Đầu tư phát triển Hiệp Phước được Bộ GTVT cấp phép nạo vét, duy tu và nâng cấp tuyến luồng đường sông Đồng Nai (đoạn từ rạch Ông Nhiêu đến cầu Đồng Nai). Dự án được thực hiện trong 9 năm với tổng khối lượng khoáng sản thu được là 9,9 triệu m3, trong đó, cát xây dựng hơn 1 triệu m3, bùn san lấp hơn 7 triệu m3 và bùn sét hơn 1,6 triệu m3.  Dự án này đã vấp phải sự phản đối của chính quyền tỉnh Đồng Nai và TPHCM vì nằm trong khu vực cấm khai thác khoáng sản và cũng là vị trí nhạy cảm thường xảy ra tình trạng sạt lở bờ sông, gây nguy hiểm đời sống nhân dân trong khu vực.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo