xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Thăng muốn "trảm" nhà thầu Trung Quốc yếu kém nhưng không được

Văn Duẩn

(NLĐO)- “Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết...” - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

Bộ trưởng Thăng không thể trảm các nhà thầu Trung Quốc đang thi công dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, dù rất muốn. ảnh Văn Duẩn

Bộ trưởng Thăng không thể trảm các nhà thầu Trung Quốc đang thi công dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, dù rất muốn. ảnh Văn Duẩn

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phân trần như vậy trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 9-6 tại Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về những vấn đề liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Tại cuộc gặp gỡ này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lí giải vì sao Việt Nam phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mà không phải là của các nước khác, đồng thời tại sao lại không thể "đuổi" nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực.

Theo Tư lệnh ngành giao thông, việc mua các đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhân dân cũng như các cơ quan truyền thông.

“Vì mua đoàn tàu của Trung Quốc mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đe dọa có, khuyên giải cũng có mà đề nghị cũng có. Thâm chí có người còn bảo: ông Thăng ơi, ông đừng mua các đoàn tàu của Trung Quốc. Tại sao lại mua, ông có vấn đề gì với với Trung Quốc không” - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.

“Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008”- Bộ trưởng Thăng nói.

Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn. Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết đây là các điều kiện trong Hiệp định đã được ký giữa hai Chính phủ, là việc rất khó khăn nên không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được.

“Ngay cả các nhà thầu Trung Quốc thi công dự án này rất yếu kém, tôi đã rất nhiều lần muốn thay các nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi tất cả các điều kiện họ đều đưa vào trong Hiệp định”- Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Thăng cũng chia sẻ: Thực ra cũng không chỉ riêng đối với Trung Quốc, các dự án ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cũng đều phải thực hiện theo nguyên tắc: Nhà tài trợ vốn thì đồng thời họ được đưa các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, cung cấp vật liệu thiết bị chủ yếu cũng phải là nhà thầu của các nước tài trợ vốn. “Điều này là rất khó khăn”- ông Thăng bày tỏ.

Trước đó, Ban quản lý dự án Đường sắt trình Bộ Giao thông vận tải 6 phương án thiết kế đoàn tàu cho tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội - tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ban quản lý sẽ mua 13 đoàn tàu loại B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ. Nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd). Tổng chi phí mua tàu cho tuyến Cát Linh - Hà Đông là hơn 63,2 triệu USD. Mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, thân làm bằng thép không gỉ. Trong đó, chi phí sản xuất đoàn tàu (giá thành, bảo hiểm và cước tại cảng Hải Phòng) là 59,2 triệu USD. Chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính là 4 triệu USD.

Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC. Dự án gồm 12 nhà ga trên cao, tổng chiều dài 13 km khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/giờ, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án trang bị 13 đoàn tàu, mỗi tàu có 4 toa xe, công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Toàn tuyến đường sắt đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông), gồm 12 ga đón/tiễn khách và khu depo (trung tâm điều hành tuyến).

Dự án được chính thức phát lệnh khởi công từ ngày 10-10-2011 và dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm 2014 để đưa vào khai thác sử dụng từ quý II/2015. Sau hàng loạt lý do dẫn đến sự chậm trễ, dự án được chuyển sang cuối năm 2015 mới xong và đưa vào chạy thử vào đầu năm 2016. Ngoài chậm tiến độ, sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư dự án này đã phải điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, tăng 316 triệu USD so với ban đầu.

Dự kiến, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, do thực tế có rất nhiều khó khăn từ năng lực nhà thầu nên Bộ GTVT cũng đặt ra khả năng đến quý I-2016 dự án mới có thể kết thúc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo