xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Y tế: Vì BHYT, bệnh viện tụt hạng để "hút"

Thế Dũng

(NLĐO)- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết do sự hấp dẫn của quỹ BHYT có bệnh viện tư nhân tụt hạng bằng bệnh viện huyện để được thông tuyến, thậm chí còn tặng quà, có xe đưa đón bệnh nhân...


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một số bệnh viện tư nhân xin xuống hạng bằng bệnh viện huyện để được áp dụng cơ chế thông tuyến - Ảnh: Thế Dũng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một số bệnh viện tư nhân xin xuống hạng bằng bệnh viện huyện để được áp dụng cơ chế thông tuyến - Ảnh: Thế Dũng

Sáng nay 1-3, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết từ năm 2015, chính sách BHYT được tổ chức triển khai thực hiện với nhiều điểm mới theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, trong đó có quy định về thông tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Từ đó, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã gia tăng nhanh chóng; việc cấp thẻ BHYT cho một số đối tượng là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo… được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Theo bà Tiến, việc thông tuyến không làm gia tăng số lượt khám chữa bệnh (KCB) chung và trong nhiều năm, từ năm 2009 đến năm 2015, quỹ BHYT luôn có kết dư. Nhưng năm 2016, số thu BHYT cho KCB ước là 64.242 tỉ đồng và số chi ước là 69.410 tỉ đồng (ước bội chi là 5.130 tỉ đồng).

Nguyên nhân bội chi chủ yếu là do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong KCB, tăng cường chuyển giao kỹ thuật đối với tuyến dưới, mô hình bệnh tật thay đổi và một phần do thông tuyến.

Mặc dù số chi BHYT cao hơn số thu nhưng đây là điều đã được dự báo trước khi chính thức điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Do có số kết dư từ những năm trước được bổ sung vào quỹ dự phòng nên lũy kế đến hết năm 2016, quỹ BHYT dự phòng vẫn còn khoảng 49.000 tỉ đồng. và quỹ BHYT vẫn đàm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân mà chưa cần phải điều chỉnh mức đóng góp BHYT trong ngắn hạn.

Đáng lưu ý, theo Bộ trưởng Kim Tiến, đến nay vẫn chưa có biện pháp quản lý cũng như chế tài kiểm soát người đi KCB nhiều lần; nhiều nơi còn tình trạng chỉ định quá mức cần thiết; dịch vụ y tế và năng lực của cơ sở KCB chưa đáp ứng được hết nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh…

Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng đã thực hiện cơ chế thông tuyến nhưng chưa thay đổi cơ chế quản lý sử dụng quỹ KCB BHYT nên cơ sở đăng ký KCB ban đầu được giao quản lý sử dụng quỹ KCB hoặc giao quỹ định suất nhưng lại không thực sự kiểm soát được người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu ở nơi đó tự ý đi KCB ở cơ sở khác.

Bên cạnh đó, công tác giám định và hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn thiện, nên chưa kiểm soát được tình trạng người tham gia BHYT lợi dụng chính sách thông tuyến để đi khám chữa bệnh nhiều lần, nhiều nơi mà không phải vì nhu cầu KCB.

“Một số bệnh viện tư nhân có xu hướng xin xuống hạng (từ hạng I, II xuống hạng III hạng IV) để được xếp tương đương với bệnh viện huyện để được áp dụng cơ chế thông tuyến. Thậm chí vì là một “doanh nghiệp” nên các cơ sở này có thể áp dụng các hình thức khác nhau như: tặng quà, hỗ trợ phần chi phí cùng chi trả của người bệnh, hỗ trợ tiền đi lại. Thậm chí là về tận địa phương đưa đón người bệnh để “thu hút” người có thẻ BHYT đến KCB"- Bộ trưởng Y tế lo ngại.


Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết có người đi khám bệnh hàng trăm lần/tháng

Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết có người đi khám bệnh hàng trăm lần/tháng

Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) Nguyễn Thị Minh nói về rất nhiều những “biểu hiện lạ”, những “số liệu gây ngạc nhiên” sau khi áp dụng quy định thông tuyến khám chữa bệnh BHYT như nhiều bệnh viện tuyến tỉnh xin được… xuống hạng, có bệnh nhân khám bệnh 800 lần trong 3 tháng

Tổng Giám đốc BHXHcho biết năm 2015, số thẻ BHYT đã tăng hơn 5 triệu so với năm 2014, đạt gần 70 triệu thẻ, bao phủ 76,2% dân số cả nước. Đến năm 2016, số người tham gia đạt xấp xỉ 76 triệu người (tăng 8,3% so với 2015), bao phủ 81,7% dân số.

Năm 2016, số người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 11,5triệu người, tăng 37,4% so với năm 2015. Con số đó, theo phân tích, cho thấy người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của chính sách BHYT.

Bà Minh cũng xác nhận những lợi ích lớn của thông tuyến bảo hiểm với người bệnh như thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Người bệnh được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ sự cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Với các bệnh viện tư nhân, khi thực hiện thông tuyến, số lượng người đến khám chữa bệnh tăng, tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ để thu hút người bệnh.

Theo thống kê, tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân tuyến huyện đều có số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, một số bệnh viện tuyến huyện lại giảm số bệnh nhân do chất lượng không tốt (tại Quảng Nam, Bắc Giang…).

Dù vậy, không ít những hạn chế cũng được lãnh đạo cơ quan bảo hiểm chỉ ra như từ khi thông tuyến, y tế tuyến xã đã gần như bị… bỏ rơi, dẫn đến lãng phí nguồn lực của nhà nước đầu tư vào y tế cơ sở.

Việc thông tuyến cũng ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh BHYT khi nhiều bệnh viện tuyến huyện không đáp ứng được yêu cầu phục vụ số lượng lớn bệnh nhân đến khám. Năm 2016, đã có thêm 15 triệu lượt người đến khám bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện so với 2015, năm 2016, con số này tăng thêm 9,4 triệu lượt người. Các bệnh viện tư nhân cũng đón lượng bệnh nhân tăng gấp 3. Việc gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Bà Nguyễn Thị Minh cũng nêu một loạt hiện tượng lạ khác diễn ra thời gian qua như trong năm 2016, một số bệnh viện tuyến tỉnh đã “xin” xuống hạng để được xếp vào tuyến huyện nhằm được áp dụng quy định thông tuyến.

“Đó là hiện tượng rất bất bình thường” – bà Minh nói.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các bệnh viện cũng gia tăng, nhất là vác viện tư nhân. Tổng Giám đốc BHXH thông báo đã có nhiều bệnh viện tư thực hiện những “chiêu” khuyến mại, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... tạo nhu cầu khám, chữa bệnh tăng “ảo” làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

BHXH đã kiểm tra một số cơ sở có hiện tượng thuê xe đón bà con đến khám chữa bệnh, đâylà những quan tâm… rất không bình thường, cần xem xét lại động cơ.

Ngoài ra, thông tuyến cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT gia tăng từ phía cơ sở KCB như tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang, thuốc...; người bệnh BHYT đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc.

“Nhờ hệ thống giám định bảo hiểm điện tử được đưa vào khai thác, chúng tôi thống kê được những số liệu gây ngạc nhiên. Thống kê trong 2 tháng 6, 7-2016 cho thấy có tới 1,2 triệu người đi khám bệnh 2 lần trong 1 tháng, có 3 triệu người đi khám bệnh hàng tuần. Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng. Một bệnh nhân ở An Giang trong quý IV/2016 đi khám bệnh 160 lần tại 20 bệnh viện khác nhau… Đó cũng là những con số rất bất bình thường” – bà Minh công bố.


TS. Nguyễn Văn Tiên: Việc tăng chi quỹ BHYT vừa qua, tình trạng lạm dụng BHYT chủ yếu là do kết quả áp dụng giá dịch vụ y tế sau khi đã điều chỉnh

TS. Nguyễn Văn Tiên: Việc tăng chi quỹ BHYT vừa qua, tình trạng lạm dụng BHYT chủ yếu là do kết quả áp dụng giá dịch vụ y tế sau khi đã điều chỉnh

Về hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT, TS. Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội băn khoăn việc thông tuyến mang lại quyền lợi cho bệnh nhân, nhưng có làm tăng chi không?

"Đọc các báo cáo thì nếu xem các nguyên nhân gây tăng chi quỹ BHYT thì chỉ có 13% tăng chi do tác động của thông tuyến thôi, mà cũng chưa chắc thông tuyến. Thông tuyến là một trong những chính sách được hoan nghênh nhất năm vừa qua. Qua báo chí thấy ở Thanh Hoá cho xe lên tuyến xã đón bệnh nhân, hay phòng khám có khuyến mại đường sữa cho bệnh nhân… việc này có đúng pháp luật không? Hai Bộ y tế, Tài chính phải làm rõ. BHYT có - ông Tiên đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Văn Tiên khẳng định rằng thực hiện thông tuyến theo Luật BHYT sửa đổi đã mang lại kết quả tốt, góp phần đẩy mạnh BHYT toàn dân. Các bộ ngành có liên quan cần xúc tiến chuẩn bị các công việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân KCB BHYT.

"Việc tăng chi quỹ BHYT vừa qua, tình trạng lạm dụng BHYT chủ yếu là do kết quả áp dụng giá dịch vụ y tế sau khi đã điều chỉnh”- ông Tiên bình luận.

TS. Nguyễn Văn Tiên kiến nghị Bộ Y tế cần sớm ban hành các quy định chuyên môn cho y tế xã quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, quy định chuyên môn về việc KCB của người dân mỗi ngày, tuần để hạn chế lạm dụng BHYT; sửa đổi về khoán kinh phí BHYT đối với cơ sở y tế có nhận đăng ký KCB ban đầu; quy định về kiểm soát tình trạng một số cơ sở y tế thực hiện các biện pháp khuyến mại thu hút bệnh nhân đến cơ sở mình…

"Đi giám sát địa phương thấy tuyến y tế tuyến xã quá xuống cấp, sập xệ. Đây là cơ hội để Chính phủ, các địa phương đầu tư y tế cấp xã để giữ người bệnh ở cấp cơ sở"- ông Tiến kiến nghị.

Đặc biệt, cần có giải pháp về kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế , hạn chế việc lưu giữ bệnh nhân để điều trị, mặc dù cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện nguồn lực và có biện pháp xử lý mạnh đối với cơ sở y tế cố tình lạm dụng quỹ BHYT.

Đối với BHXH Việt Nam, cần tăng cường giám định điện tử, ứng dụng CNTT trong thực hiện BHYT; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng quỹ BHYT và nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về giám định trong Luật BHYT để quản lý hiệu quả hơn quỹ BHYT.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng vấn đề căn bản tránh sự "thủng" quỹ BHYT thì phải sửa Luật BHYT. "Quy chế, cách làm cần đặt quyền lợi người dân lên trên hết. Không vì một số người trục lợi làm nản lòng người bệnh số đông không có niềm tin vào BHYT khi cơ sở vật chất, thiết bị không được đầu tư"- bà Lan nói.

GS.TS Nguyễn Anh Trí Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tán đồng ý kiến của TS. Nguyễn Văn Tiên và nói: "BHYT là vấn đề sống còn của người dân. Việc thông tuyến đã tạo điều kiện để người dân chăm lo sức khoẻ của mình, vấn đề quản lý tốt, tránh bị trục lợi là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước".

Bảo hiểm y tế đã bao phủ 81,7% dân số

Năm 2015, số thẻ BHYT đã tăng hơn 5 triệu so với năm 2014, đạt gần 70 triệu thẻ, bao phủ 76,2% dân số cả nước. Đến năm 2016, số người tham gia đạt trên 75,8 triệu người (tăng 8,3% so với 2015), bao phủ 81,7% dân số.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo