xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn gia tăng

Phương Quyên

Dù rất tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống nhưng tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn đang có nguy cơ tăng theo tốc độ đô thị hóa

Gần 7.000 phụ nữ, trẻ em Việt Nam đã bị buôn bán từ năm 1998 đến cuối năm 2007. Số liệu thống kê của cơ quan điều tra khiến nhiều người phải giật mình. Hội thảo quốc gia về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam, diễn ra trong 2 ngày 19 và 20-6 tại TPHCM đã gióng lên hồi chuông báo động về tệ nạn này, dù rằng đã có rất nhiều chương trình được triển khai nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nguy cơ trở thành hàng hóa.

Những con số đáng sợ.- Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới, tình trạng xem người như vật phẩm buôn bán ngày càng phổ biến và phức tạp. Điều đáng ngại là trong các đường dây buôn bán người quốc tế thì Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc lại là điểm xuất phát, trung chuyển và đích đến. Có thể nói, tại 5 điểm đen này, mức độ buôn bán người đã thành vấn nạn khó kiểm soát. Ở Việt Nam, hiện nay có đến hơn 21.000 phụ nữ, trẻ em nằm trong tình trạng vắng mặt, nghi ngờ bị buôn bán ra nước ngoài. Tính riêng tại Quảng Ninh, địa bàn của bọn tội phạm buôn người từ Trung Quốc và các địa phương khác, đến cuối năm 2007, cơ quan điều tra đã bắt giam, xử lý 65 đối tượng, giải cứu được 92 trường hợp.

Không chỉ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân, cơ quan điều tra còn phát hiện cả những vụ buôn bán đàn ông và gạ mua trẻ sơ sinh còn trong bụng mẹ. Ông Nguyễn Quốc Nhật, ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành phòng chống buôn bán người tại Việt Nam, cho biết trong quá trình đấu tranh với tệ nạn này, những người làm nhiệm vụ đã phát hiện nhiều vụ án đau lòng. Không chỉ lừa phụ nữ đi theo đường xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm theo con đường trái phép ra nước ngoài mà còn có những vụ cấu kết với tội phạm nước ngoài. “Chúng giết bố, mẹ rồi bắt con, đứa 6 tuổi, đứa 4 tuổi còn đứa nhỏ nhất 2 tuổi đem bán sang Trung Quốc”- ông bức xúc.

img

img
Những nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em được dự án tiểu vùng Mê Kông chăm sóc

Lao động khổ sai.- Gần hơn chuyện buôn bán người ra nước ngoài, phạm vi trong nước cũng là địa bàn của bọn tội phạm này. Nếu không đối mặt với tình trạng lạm dụng, cưỡng ép tình dục, nạn nhân của buôn bán người sẽ phải đối mặt với tình trạng lao động khổ sai, không lương và phải sống trong điều kiện sinh hoạt tồi tệ. Em Nguyễn Thị Mai, 16 tuổi, Ngư Lộc, Thanh Hóa, kể trong tiếng nấc: “11 tuổi, em đã phải đi phụ bán quán cho chủ chỉ mong có tiền mua thuốc cho mẹ, nuôi các em. Cực khổ em cũng ráng chịu nhưng sau nửa năm, chủ không trả cho em một đồng nào”. Hai chị gái đã bị lừa bán sang Trung Quốc, không tin tức, hai chị kế thì đi lấy chồng xa, gánh nặng gia đình đè lên vai cô bé. Khát vọng cải thiện đời sống của Mai đã bị những người vô lương tâm giẫm đạp. Chuyện của cô bé nhỏ thó, đen nhẻm này cũng là chuyện phổ biến nơi những vùng quê nghèo khổ. Theo bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, trong quá trình đô thị hóa và xu hướng di dân đến các TP lớn như hiện nay, phụ nữ, trẻ em nghèo có nguy cơ bị buôn bán sẽ tiếp tục tăng cao.

Bà Thetis Mangahas, Cố vấn trưởng, Giám đốc dự án tiểu vùng Mê Kông, tiết lộ không chỉ gói gọn trong chuyện ép buộc bán thân, lạm dụng tình dục... việc bắt con đi ở đợ, trừ nợ cho cha mẹ cũng là một trong những hình thức buôn bán người. Khái niệm khá mới mẻ này còn cách xa nếp nghĩ “bán vợ, đợ con” của nhiều người Việt, nhất là những người đang sống ở nông thôn, dân trí thấp.

Tiếng khóc nơi lò gạch.- “Em bị bạn cô bạn lớn hơn 2 tuổi dụ dỗ và 2 lần bán vào làm ở lò gạch, công việc rất cực khổ nhưng chủ không trả lương cho em. Em bị cưỡng bức ngay tại lò gạch đó”- tiếng khóc của nạn nhân Trần Thị Bích đã khiến những người tham gia dự án tiểu vùng Mê Kông nghẹn ngào. Vất vả tìm cách thoát thân... Bích đã được giải cứu. Với sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, em đã được học nghề, sắp sửa thành thợ, đủ điều kiện nuôi sống bản thân. Thế nhưng, số người như Bích, được giải cứu, dám lên tiếng để cộng đồng cảnh giác với những thủ đoạn của bọn buôn bán người không nhiều. Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, cho biết đa số nạn nhân được giải thoát đều muốn im lặng để có thể quay về nguyên quán, hòa nhập với cộng đồng dễ dàng hơn. Thái độ này, phần nào cũng sẽ góp phần khiến cho việc phòng chống buôn người ít hiệu quả hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, Việt Nam là quốc gia thứ 2 tham gia và triển khai rất sớm công ước 182 ILO. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn còn là một thách thức đối với cơ quan chức năng. Đời sống khó khăn, kinh tế không ổn định và tâm lý muốn đổi đời nhanh chóng chính là nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng có nguy cơ bị buôn bán. Khắc phục được các nguyên nhân này không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Những cố gắng của Bộ LĐ-TB-XH, ILO trong việc kêu gọi nhiều đơn vị tham gia, từ Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, VCCI đến tổ chức công đoàn... đã phần nào có kết quả. Tuy nhiên, như nhận xét của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, nếu có sự phối hợp giữa các cơ quan này, cuộc đấu tranh nhằm phòng chống việc phụ nữ, trẻ em trở thành nạn nhân của buôn bán người sẽ thực sự có kết quả hơn nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo