xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả cộng đồng cùng bảo tồn di sản văn hóa

Hoàng Dung thực hiện

Với 6 di sản thế giới, gần 300 di tích quốc gia cùng hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa, hệ thống di sản văn hóa của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Lần đầu tiên, Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Hà Nội từ ngày 21 đến 24-11-2005.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đinh Quang Ngữ, Thứ trưởng Bộ VHTT, nhấn mạnh đến việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

. Phóng viên: Thưa ông, đâu là lý do để chúng ta tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam?

- Thứ trưởng Đinh Quang Ngữ: Ngày 24-2-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 23-11 hằng năm là “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”. Bộ VHTT đã phối hợp cùng Tổng cục Du lịch, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam. Nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị di sản văn hóa dân tộc, những thành tựu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

. Ông đánh giá công tác quản lý di sản của Việt Nam hiện nay như thế nào?

19 di sản được đề cử

Hiện Việt Nam có 19 di sản đã và đang được đề cử di sản văn hóa thế giới, trong đó có 11 ứng cử di sản vật thể là phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, vịnh Hạ Long (lần 3), Hoa Lư, Vườn Quốc gia Cúc Phương, chùa Hương, bãi đá cổ Sapa, hồ Ba Bể, cố đô Huế (lần 2), Vườn Quốc gia và Khu Di tích Cát Tiên, nhà tù Côn Đảo với nghĩa trang Hàng Dương. Tám ứng cử di sản phi vật thể là cồng chiêng Tây Nguyên, sử thi Tây Nguyên, múa rối nước, quan họ Bắc Ninh, ca trù, múa Thái, hát chèo Tàu và áo dài.

Y.A

- Việt Nam là một trong những nước có hệ thống di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) hết sức đồ sộ, đa dạng phong phú với 6 di sản thế giới, gần 300 di tích quốc gia và hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, TP. Trước thời kỳ đổi mới và đặc biệt là trong chiến tranh, công tác quản lý di sản chưa được quan tâm đúng mức, số di sản mất đi khá nhiều. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý di sản được quan tâm hơn rất nhiều, điều này được thể hiện trong nhiều chương trình mục tiêu của Bộ VHTT. Và có thể nói chính việc tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần này cũng được coi là một nỗ lực đầy quan tâm đến công tác quản lý di sản. Ngay sau lần tổ chức này, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và quyết định có tiếp tục tổ chức ngày hội di sản như một hoạt động thường niên hay không.

. Điểm nhấn thu hút người dân cũng như khách tham quan ở Ngày hội Di sản lần đầu tiên được tổ chức này là gì, thưa thứ trưởng?

- Trong khuôn khổ ngày hội này, có rất nhiều hoạt động, nhưng có lẽ hoạt động được đông đảo người dân quan tâm nhất chính là triển lãm “60 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Việt Nam”. Những hiện vật, hình ảnh, mô hình, số liệu... được giới thiệu trong ngày hội, các bộ sưu tập về sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống... sẽ cho người xem cái nhìn tổng quát về giá trị văn hóa của các di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là các di sản văn hóa của chúng ta đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng 50 nhà sưu tập cổ vật tư nhân sẽ trưng bày những bộ sưu tập cổ vật trục vớt từ 5 tàu đắm cũng như 10 bộ sưu tập gốm và cổ vật Thăng Long. “Đêm Hội An” sẽ được tái hiện với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của khu đô thị cổ Hội An. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng giới thiệu nét tiêu biểu trong di sản văn hóa Huế, những bộ trang phục cung đình, nhã nhạc cung đình Huế... Những người yêu thích ẩm thực chắc chắn cũng sẽ hài lòng khi đến khu trưng bày “văn hóa trà”.

70% di sản biến mất

Theo thông tin trên mạng Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, từ 1858-1954, ước tính 70% di sản văn hóa Việt Nam đã “biến mất”. Trong 30% còn lại (ở phương diện vật thể gồm các kiến trúc đình, đền, chùa, lăng mộ, am quán, cung thất, thành trì, điêu khắc, trang trí và đồ thờ tự), 10% tương đối nguyên vẹn, số còn lại là chắp vá.

Sau năm 1975, giới buôn đồ cổ hình thành và đã tẩu tán rất nhiều chuông khánh, tượng Phật, đồ gốm trong các di tích thuộc dạng vật thể nhỏ từ 50 cm trở xuống. Các đồ vàng bạc mỹ nghệ chạm khắc ngà voi, đá, gỗ quý thuộc dạng rất nhỏ gần như biến mất. Bọn đạo chích cũng đã tấn công một số chùa chiền lấy những tượng lớn, điển hình là hai vụ đánh cắp tượng Quan Âm Nam Hải 42 tay cao 2,7 m chùa Keo (tại Bắc Ninh) và Quan Âm Chuẩn Đề chùa Tây Phương 112 tay, cao 1,54 m.

Các sách vở trước thế kỷ 15 cơ bản đã bị ngoại xâm đốt rất nhiều. Ván kinh, bản in tranh sách từ thế kỷ 16-19 bị tiêu hủy tới 90%, phần còn lại cọc cạch, không đủ bộ và do các chùa tự bảo quản. Tranh thờ của các dân tộc miền núi vẽ trên vải và trên giấy có thể xin, mua, đổi... cũng như được bán công khai ở nhiều cửa hàng tranh và thủ công mỹ nghệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo