xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cán bộ chi tiêu 2 triệu đồng phải qua tài khoản?

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Theo dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), mọi khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều phải thông qua tài khoản

Chiều 12-8, Hội đồng Soạn thảo dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã họp để tiếp tục thẩm định, tiếp thu giải trình các ý kiến đóng góp. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, dự án luật sẽ trình Quốc hội (QH) xem xét ở kỳ họp thứ 2 vào tháng 10-2016.

Dạy liêm chính tại trường học

Dự thảo luật cũng đưa ra rất nhiều quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong đó, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không được cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

Ông Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tham gia phản biện dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng
Ông Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tham gia phản biện dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng

Một điểm mới tại dự thảo luật lần này là quy định về việc cơ sở giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục về liêm chính vào chương trình giảng dạy nhằm xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống và văn hóa chống tham nhũng cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Để thực hiện được điều đó, dự thảo luật đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy về liêm chính; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về liêm chính; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc giảng dạy về liêm chính…

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thanh toán qua tài khoản mọi khoản chi có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp ở những địa bàn chưa đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện theo danh mục do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng năm. “Mọi khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều phải thực hiện thông qua tài khoản. Doanh nghiệp phải thực hiện việc chi trả thông qua tài khoản đối với tiền lương, thưởng và các khoản chi khác cho người giữ chức danh quản lý và người lao động trong doanh nghiệp” - dự thảo nêu rõ.

Lợi dụng tập thể để tham nhũng

Các đại biểu tham dự cuộc họp trên đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng tính khả thi của dự thảo luật không cao. Ông Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, dành nhiều thời gian nhất để đưa ra những câu hỏi cho ban soạn thảo. Ông bắt đầu với quan điểm: “Người có chức vụ càng cao thì càng tham nhũng lớn. Chống tham nhũng phải tập trung vào tham nhũng lớn”.

Ông Đường thẳng thắn: “Tôi nghi ngờ tính khả thi của dự luật, bởi quy định dàn trải, đối tượng rất rộng, việc làm nhiều quá. Quá nhiều việc cần làm nên tốn nhiều thời giờ, công sức, tiền của. Từ kê khai, kiểm tra, niêm yết, rồi hằng năm phải báo cáo QH… thì hết thời giờ làm việc của cơ quan nhà nước”.

Ông Đường bày tỏ mong muốn đấu tranh chống tham nhũng phải quyết liệt, nghiêm khắc. “Trong đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, phát hiện là khâu yếu nhất. Dân thấy tham nhũng rất rõ nhưng làm thế nào để khơi dậy và hình thành được cơ chế phát hiện tham nhũng mới là vấn đề” - ông Đường phân tích.

Ở góc độ xây dựng luật, ông cho rằng theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp 2013 thì phải kiểm soát quyền lực của nhà nước. Song cơ chế kiểm soát chống tham nhũng trong dự án này rất mờ nhạt. “Tôi thấy với nguyên tắc lãnh đạo tập thể, quy trình tập thể như hiện nay thì người ta lợi dụng tập thể và lợi dụng quy trình để tham nhũng. Thành ra vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng là đúng quy trình, tổng thể đấy nhưng nhiều người cho rằng bộ trưởng quyết hết rồi. Tôi hiểu ra ở các bộ cũng thế, địa phương cũng thế, người đứng đầu quyết hết. Lợi dụng quy trình tập thể để thực hiện ý muốn cá nhân, còn cấp dưới thì làm sao dám nói” - ông Đường chỉ rõ.

Ông Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, chỉ ra tất cả công chức đều tìm cách này hay cách khác để tham nhũng vì lương không đủ sống. “Ngày trước chỉ có mấy trăm tỉ như Lã Thị Kim Oanh, bây giờ toàn ngàn tỉ, chục ngàn tỉ. Công cụ pháp lý chống tham nhũng chưa đầy đủ nhưng không thiếu. Chúng ta chưa có quyết tâm chính trị của những người có thẩm quyền nên không phòng, không chống được” - ông Độ nêu.

Ông Độ lấy ví dụ ở Singapore, quan chức không cần, không muốn, không thể và không dám tham nhũng. Còn ở Việt Nam, cứ dọa xử lý nhưng cuối cùng không diệt được tham nhũng. Cần quy định khi có dấu hiệu tham nhũng thì phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý.

“Vênh” với Bộ Luật Hình sự

Cũng tại buổi thẩm định, một số ý kiến nêu về chính sách xử lý tham nhũng lại “vênh” so với Bộ Luật Hình sự. Ví dụ, người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, trong khi Bộ Luật Hình sự không miễn truy cứu mà đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ. Có thành viên của ban soạn thảo chỉ ra dự luật này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia chúng ta là thành viên. Ở các nước phát triển, nếu không chứng minh được nguồn gốc tài sản sẽ bị tịch thu nhưng dự luật không dám đặt ra vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo