xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạn kiệt vắc-xin!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Ngành y tế cần có trách nhiệm trong việc dự trù vắc-xin, dự báo về dịch bệnh để tư vấn cho người dân tiêm chủng, không nên để xảy tình trạng khan hiếm vắc-xin do nhu cầu tăng đột biến.

Gần nửa năm nay, nhiều loại vắc-xin đã hết sạch, trong khi cơ quan quản lý và nhà cung cấp dịch vụ thuộc ngành y tế vẫn chưa có các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, hàng loạt vụ tai biến do tiêm chủng càng khiến người dân đặt câu hỏi về việc quản lý, cung cấp cũng như chất lượng vắc-xin của Bộ Y tế.

“Cháy” vắc-xin kéo dài

“Chưa năm nào nhu cầu tiêm vắc-xin dịch vụ lại nhiều như năm nay. Có những loại chỉ nhập về vài hôm đã hết sạch”. Đó là nhận định chung của hầu hết các điểm tiêm chủng dịch vụ ở Hà Nội.

Các bậc phụ huynh đưa con em đi khám sàng lọc, tư vấn trước khi tiêm vắc-xin ở Hà Nội
Các bậc phụ huynh đưa con em đi khám sàng lọc, tư vấn trước khi tiêm vắc-xin ở Hà Nội

Tại điểm tiêm chủng dịch vụ thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương ở phố Lò Đúc, Hà Nội,  vắc-xin “6 trong 1” Infanrix Hexa (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh do vi khuẩn Hib) đã hết nhiều tháng nay, trong khi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cũng lúc có, lúc không. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết chưa rõ khi nào mới có vắc-xin “6 trong 1”. Hiện nay, ngay cả trẻ tiêm nhắc vắc-xin “5 trong 1” (phòng bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib), “6 trong 1” cũng không có để đáp ứng.

Nhiều phụ huynh cho hay các vụ tai biến vắc-xin xảy ra liên tiếp gần đây khiến họ lo lắng, nghi ngại mỗi khi đến kỳ tiêm chủng. Chị Phạm Thu Huyền ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, TP Hà Nội, lo ngại: “Những tai biến sau tiêm Quinvaxem khiến tôi không yên tâm khi định cho cậu con trai 4 tháng tuổi đi tiêm chủng. Nhưng gia đình nghèo, Quinvaxem được miễn phí, còn vắc-xin dịch vụ lại quá đắt, tới hơn 700.000 đồng/mũi, nên tôi không có nhiều lựa chọn”.

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương), cho rằng nhu cầu tiêm một số loại vắc-xin trong năm 2014 tăng ít nhất 2-3 lần so với năm 2013. Hiện các vắc-xin “5 trong 1”, “6 trong 1”, thủy đậu, “3 trong 1” (sởi, quai bị, Rubella) đã hết hoặc rất khan hiếm. Một số loại vắc-xin phối hợp đã hết nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa có hàng. Theo ông Đạt, dự kiến cuối tháng 7 tới, công ty mới nhập thêm được 10.000 liều vắc-xin thủy đậu. “Dù Cục Quản lý dược đã duyệt cho chúng tôi được nhập gần 80.000 liều nhưng mọi việc còn tùy nhà cung cấp” - ông băn khoăn.

Theo ông Đạt, vắc-xin thiếu hụt vì không sản xuất kịp, mỗi lần ra một mẻ cần ít nhất 6 tháng. Bên cạnh đó, do năm 2014 có nhiều loại dịch bệnh xảy ra, trong khi sau các sự cố liên quan đến Quinvaxem, người dân chuyển sang tiêm vắc-xin dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1” khiến nhu cầu tăng đột biến. Hiện vắc-xin “5 trong 1” đã nhập về nhưng đang trong quá trình kiểm định, dự kiến đầu tháng 7 sẽ có trên thị trường; còn “6 trong 1” vẫn phải đợi đến tháng 9-2014.

Không thể đổ gánh nặng cho dân

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho rằng việc thiếu vắc-xin dịch vụ một phần do công tác lập dự trù, đặt hàng của các cơ sở tiêm chủng chưa sát với nhu cầu thực tế, phần vì tâm lý người dân thấy có dịch bệnh thì đổ xô đi tiêm. Do nhu cầu tăng đột biến nên việc nhập khẩu vắc-xin không đáp ứng kịp. “Việc lựa chọn tiêm chủng dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu của người dân nên rất khó để chủ động về số lượng. Do đó, các đơn vị tiêm chủng cần chủ động hơn trong công tác dự trù, nâng cao năng lực về dự báo dịch bệnh” - ông Cường đề nghị.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngành y tế phải có trách nhiệm trong việc dự trù vắc-xin, dự báo về dịch bệnh để tư vấn chứ không thể đổ gánh nặng này cho người dân. “Gia đình chỉ quản việc tiêm chủng của con cái. Họ không thể “dự báo” lúc nào có dịch bệnh, lúc nào đủ vắc-xin để cho con đi tiêm được. Sau hàng loạt vụ tai biến xảy ra, sự tin tưởng của người dân vào vắc-xin đã mai một. Nhà nước tốn rất nhiều tiền để tuyên truyền, vận động người dân đưa con đi tiêm chủng trở lại. Song, đến lúc người dân lấy lại niềm tin, muốn đưa con đi tiêm chủng thì lại thiếu vắc-xin kéo dài, trên diện rộng. Điều này có thể khiến người dân chán nản, buông xuôi, không đưa con đi tiêm nữa. Nếu chỉ trông chờ vào nhu cầu người dân, vào công ty nhập khẩu thì chắc chắn tình trạng khan hiếm hoặc vắc-xin thừa, vắc-xin thiếu sẽ còn kéo dài” - chuyên gia này phân tích. 

Tai biến sau tiêm Quinvaxem: Vắc-xin vô can!

Trước tình trạng nhiều người dân hoãn tiêm để chờ vắc-xin dịch vụ hoặc đưa con ra nước ngoài tiêm chủng, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa con đến các điểm tiêm chủng ở xã, phường để được tư vấn. Theo ông Phu, các trường hợp tai biến nặng sau khi tiêm trở lại Quinvaxem thời gian qua đều không tìm thấy nguyên nhân do chất lượng vắc-xin. Gần đây nhất, trường hợp 5 trẻ ở Hải Phòng nhập viện sau tiêm vắc-xin này cũng chỉ ghi nhận các phản ứng thông thường ở những vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo