xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh sát môi trường tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt

Q.Nhật- H. Phúc

(NLĐO)-Kiểm tra cá chết bất thường dọc bờ biển miền Trung, ngoài cán bộ của Bộ NN&PTNT còn có công an vào cuộc. Việc thu thập mẫu cá chết tại Thừa Thiên - Huế để xét nghiệm hiện gặp khó khăn vì hiện tượng cá chết hàng loạt đã ngưng, trong khi cơ quan chức năng không lưu trữ mẫu cá.

Sáng 22-4, đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn &PTNT) do bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) làm trưởng đoàn cùng đại diện Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã đến tỉnh Thừa Thiên – Huế tìm hiểu nguyên nhân cá biển chết bất thường vừa mới xảy ra trên địa bàn tỉnh này. Đáng chú ý trong đoàn kiểm tra này còn có cán bộ của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an cùng tham gia làm việc và khảo sát thực tế những nơi cá chết.

Cá chết dày đặc ở Thừa Thiên - Huế những ngày trước
Cá chết dày đặc ở Thừa Thiên - Huế những ngày trước

Tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế, hàng loạt câu hỏi được đoàn kiểm tra đặt ra với đơn vị này như: đề nghị sở này cung cấp các chứng cứ như hình ảnh về cá chết, xin mẫu cá chết nhưng vẫn còn tươi để đưa về xét nghiệm, ước tính sản lượng cá chết, tình hình nuôi trồng và khai thác thủy hải sản của địa phương này trong thời gian hiện nay, cá nuôi chết trước hay cá tự nhiên chết trước, diễn biến bệnh như thế nào? Sở này có bóc tách được nguyên nhân chết giữa cá nuôi và cá biển tự nhiên hay không...

Ngành tài nguyên tỉnh Thừa Thiên - Huế lấy mẫu nước và đất đi xét nghiệm
Ngành tài nguyên tỉnh Thừa Thiên - Huế lấy mẫu nước và đất đi xét nghiệm

Bà Dung cho biết hiện đoàn đã tiến hành lấy mẫu nước, cá chết ở Quảng Bình, trong ngày hôm nay tiếp tục lấy mẫu ở Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh để đưa đi xét nghiệm. “Hiện chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung. Cao điểm cá chết cũng đã qua nên việc lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng khó khăn hơn” – bà Dung khẳng định.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ ngày 15-4 đến 18-4 là giai đoạn cao điểm của cá nuôi và cá tự nhiên sống trên biển bị chết, tập trung ở xã Lộc Vĩnh, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) và rải rác một số địa phương khác, trong đó cá nuôi khoảng 6.000 con. Giữa cá nuôi và cá tự nhiên đều chết cùng một thời điểm, chết rất nhanh chóng và không biểu hiện bệnh tật.

Đại diện cảnh sát môi trường (phải) tham gia buổi làm việc
Đại diện cảnh sát môi trường (phải) tham gia buổi làm việc

Trước yêu cầu cung cấp mẫu cá chết, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên – Huế, cho biết hiện cá chết không còn xảy ra, xác cá chết trước đó đã phân hủy, trong khi cơ quan này không tiến hành lưu trữ, bảo quản cá chết nên hiện không có mẫu cung cấp cho đoàn. "Hôm nay chúng tôi tiếp tục cử cán bộ đi xe gắn máy đến các vùng biển để xem có cá chết hay không" - ông Bình nói.

Theo ông Bình, trước khi cá chết xảy ra hàng loạt ở miền Trung, cá nuôi ở Lăng Cô cũng bị chết nhưng chỉ diễn biến vài ngày là kết thúc. Ông Bình đề nghị Bộ NN&PTNT sớm có khuyến cáo đối với việc lấy nguồn nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản vì hiện các chủ hồ nuôi đang rất lo lắng.

Sau buổi làm việc với địa phương, đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT đã đến vùng biển xã Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) để tham vấn người dân, lấy mẫu nước, đất ở đáy biển, cá phục vụ nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó Giám đốc Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Quảng Bình Nhấn mạnh: Các đơn vị, doanh nghiệp du lịch chỉ được sử dụng thực phẩm là thủy hải sản có nguồn gốc từ các ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa…là những nơi không có tình trạng cá nhiễm độc. Nếu phát hiện sử dụng cá chết ở các bãi biển để phục vụ khách du lịch sẽ xử lý nghiêm.

Theo ông Kỳ, Sở VH-TT-DL đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Bình, đồng thời thông báo đến các cơ quan báo chí, truyền thông về việc kiểm soát hoạt động kinh doanh du lịch trước tình trạng cá chết tại khu vực ven biển của địa phương.

Dân không dám mua cá vì sợ ngộ độc, các khu chợ ở Quảng Bình ế ẩm với mặt hàng thủy hải sản
Dân không dám mua cá vì sợ ngộ độc, các khu chợ ở Quảng Bình ế ẩm với mặt hàng thủy hải sản

Qua kiểm tra ban đầu, Đoàn thanh tra của Sở VH-TT-DL ghi nhận các đơn vị, doanh nghiệp du lịch chỉ sử dụng thực phẩm là thủy hải sản có nguồn gốc từ các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân. Các cơ quan chức năng khuyến cáo các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh nên chú trọng đặt hàng thủy hải sản của các tàu ngư dân đánh bắt xa bờ tại các ngư trường như Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa…là những nơi không xảy ra tình trạng cá chết bất thường.

Tình trạng cá chết bất thường diễn từ đầu tháng 4 đến nay trên các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch. Những thông tin về tình trạng cá chết do nước biển nhiễm độc đã gây ra tâm lý hoang mang đối với đa số người dân và du khách, lượng tiêu thụ cá biển ngày một ít dần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo