xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chẩn “bệnh” cho tập đoàn, tổng công ty Nhà nước

Minh An

Một số tập đoàn, tổng công ty đã bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Dù tỉ lệ không lớn so với vốn chủ sở hữu (chiếm hơn 2%) và tài sản DN (chưa đến 1%), nhưng đây lại là những lĩnh vực rủi ro cao

Theo kế hoạch vừa được thông qua, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10, đoàn giám sát của QH sẽ tập trung khảo sát một số tập đoàn, tổng công ty có tính điển hình đại diện tại một số tỉnh, TP lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Kết quả giám sát sẽ trình QH tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.

Nội dung giám sát tập trung vào  các vấn đề: tổng số vốn và tài sản doanh nghiệp (DN), cơ cấu nguồn vốn, cơ chế quản trị điều hành, cơ chế quản lý tài chính, cơ cấu đầu tư, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, vấn đề chuyển đổi, sắp xếp cổ phần hóa  DN 100% vốn Nhà nước, phương hướng đổi mới quản lý Nhà nước, quản trị điều hành. 

img
Ngoài chuyên môn chính là lắp máy, Tổng Công ty Lắp máy VN (Lilama) còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bảo hiểm. Trong ảnh: Điện Phú Mỹ - một công trình lớn do Lilama lắp máy. Ảnh: LILAMA

Hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư


Hiện Tài sản Nhà nước nằm trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khá lớn. Trên 80% DN Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng số vốn chiếm chưa đến 20%, còn hơn 80% vốn vẫn nằm trong nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.

Đại biểu QH Nguyễn Văn Nhượng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH, đánh giá khối DN Nhà nước được Đảng và Nhà nước xác định giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế nên đã dồn vốn, tập trung để cổ phần hóa, nâng cao hiệu lực sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty. Nhưng mục tiêu này chưa đạt được, thậm chí “hiệu quả đầu tư nếu so sánh thì nhiều DN Nhà nước , nhất là những tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn là hiệu quả thấp nhất”. Các đơn vị này chiếm tới 50% vốn đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và 80% tổng dư nợ tín dụng.

Số liệu của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN Trung ương cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2008, mặc dù chưa phải chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, song Tổng Công ty Chè chỉ đạt 38,3% kế hoạch năm và lỗ 4,8 tỉ đồng; Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long đạt 36,3% kế hoạch năm, không lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế rất thấp, chỉ đạt 600 triệu đồng...


Kiếm lợi nhuận bằng quan hệ hơn là năng lực


Gần đây, một số tập đoàn, tổng công ty đã bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Dù tỉ lệ không lớn so với vốn chủ sở hữu (chiếm hơn 2%) và tài sản DN (chưa đến 1%), nhưng đây lại là những lĩnh vực rủi ro cao, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán, bất động sản chưa ổn định.

Trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ (vừa được phép công bố) mang tên “Thay đổi cơ cấu: Giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất”, nhóm chuyên gia của ĐH Harvard (Mỹ) đã khuyến nghị: Đây là mô thức thường gặp ở các nước đang phát triển có hệ thống điều tiết yếu kém và thực tế bất kỳ nước nào thử nghiệm mô thức này đều chuốc lấy những thất bại tràn trề. Từ mô hình tập đoàn gia đình của Indonesia tới các tập đoàn của Chile, sự kết cấu của các lợi ích kinh tế và DN đều dẫn đến hoạt động cho vay chéo trong tập đoàn. Sự tập trung (chứ không phải phân tán) rủi ro, tình trạng mất kiểm soát cung tiền và cuối cùng là khủng hoảng tài chính. Ví dụ điển hình là Vietnam Airlines và mới đây là Tổng Công ty Lắp máy VN (Lilama), đã cùng nhau thành lập một công ty bảo hiểm. Rõ ràng là từ góc độ quản lý rủi ro và quản trị nội bộ DN thì việc một DN lập công ty bảo hiểm để tự bảo hiểm cho chính mình là điều hết sức phi lý. Hơn nữa, cả hai DN này đều không hề có năng lực tài chính hay chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm. Vì vậy, chắc chắn công ty con của chúng sẽ phải mua hợp đồng tái bảo hiểm từ môt công ty bảo hiểm khác. Đây là một ví dụ về các DN Nhà nước kiếm được lợi nhuận dễ dàng nhờ mối quan hệ hơn là năng lực cạnh tranh trên thị trường và khả năng tạo ra giá trị thông qua sáng tạo và lao động nghiêm túc.

Cạnh tranh ngay trong nội bộ

Năm 2008, câu chuyện đầu tư ngoài ngành, “dễ làm, khó bỏ” trở thành đề tài nóng với câu chuyện Tập đoàn Điện lực VN trong khi kêu thiếu vốn đầu tư phát triển điện, từ chối 13 dự án “khó nhằn” thì lại định đem vốn đi góp vào dự án xây dựng... resort. Không ít tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư, góp vốn thành lập DN mới, tiếp nhận DN từ nơi khác về làm thành viên hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính và phụ trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính nhưng hiệu quả không như mong muốn. “Không ít DN này có ngành nghề trùng lặp nhau dẫn đến xu hướng cạnh tranh ngay trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, nhiều trường hợp DN mới thành lập chưa được một năm nhưng đã phải sáp nhập, hợp nhất, chuyển vốn, thoái vốn vì quy mô nhỏ, năng lực hoạt động yếu kém.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo