xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ “quả đấm thép”

THU SƯƠNG thực hiện

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, TP đã tốn khá nhiều tiền để cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng hình ảnh dòng kênh ngập rác không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà sẽ dẫn đến tình trạng tái ô nhiễm

- Phóng viên: Là cơ quan tham mưu cho TP về lĩnh vực môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) làm cách nào để ngăn chặn tái ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NL-TN)?

img

- Ông Nguyễn Văn Phước: TP phải tập trung chấn chỉnh vấn đề này để nguy cơ tái ô nhiễm không lặp lại đối với các dự án cải tạo kênh đang thực hiện: Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên… Do đó, bên cạnh việc tham mưu cho lãnh đạo TP dự thảo chỉ thị để chấn chỉnh vấn đề trật tự, vệ sinh môi trường nói chung, Sở TN-MT cũng ưu tiên thực hiện nhiều giải pháp cụ thể góp phần ngăn chặn tình trạng tái ô nhiễm hệ thống kênh NL-TN.
 
Cụ thể, sở đã tham mưu cho TP ban hành các quy định vệ sinh môi trường dọc hai tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa, quy hoạch các điểm hẹn lấy rác hợp vệ sinh, bắt buộc các hộ dân ký hợp đồng giao rác với các lực lượng thu gom rác, tham mưu Sở GTVT lắp đặt các thùng rác công cộng dọc tuyến kênh. Sở cũng chia sẻ cho các địa phương có kênh đi qua nhiều mô hình tuyên truyền hữu ích.

Vừa qua, Sở GTVT, TN-MT và 5 quận: 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình đã ký chung một cam kết về bảo vệ kênh NL-TN, trong đó phân công rõ nhiệm vụ của mỗi đơn vị.

- Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực môi trường được đánh giá đã khá đầy đủ, ổn định nhưng vấn đề vệ sinh môi trường tại TP trong thời gian qua nói chung và kênh NL-TN nói riêng còn nhiều hạn chế. Tại sao ông tin rằng một chỉ thị mà Sở TN-MT đang tham mưu cho TP có thể cải thiện được những tồn tại hiện nay?

- Dự thảo chỉ thị đều được soạn thảo dựa trên các văn bản pháp luật đã có. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật quy định nhiều vấn đề khác nhau, còn chỉ thị là sự tổng hợp tất cả các hoạt động, quy định liên quan trong vấn đề trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chỉ thị cũng nêu ra những “địa chỉ” cụ thể và phân công cụ thể cho từng “địa chỉ” ấy. Dựa vào đó, TP sẽ khen - phạt phân minh theo kết quả thực hiện của từng “địa chỉ”. Trên hết, chỉ thị này thể hiện sự quyết tâm của người đứng đầu TP đối với vấn đề vệ sinh đô thị, nhằm tạo sự tin tưởng và cộng hưởng của cộng đồng. Đồng thời, chỉ thị cũng là sự đôn đốc của TP đối với các địa phương trong việc giữ gìn vệ sinh, trật tự đô thị. 
 
img
Từ một dòng kênh “chết”, sau khi được cải tạo, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành nơi hóng mát,
 giải trí lý tưởng của người dân TPHCM. Ảnh: QUỐC THẮNG

Có thể nói chỉ thị sắp được ban hành là một “quả đấm thép” của chính quyền TP vào những tồn tại của an ninh trật tự xã hội và vệ sinh môi trường, bởi đây là hai vấn đề quan trọng của đô thị.

- “Quả đấm thép” đó là gì, thưa ông?

- Quan điểm của Sở TN-MT là công tác tuyên truyền - giáo dục vẫn được đặt lên hàng đầu, xuyên suốt bởi ý thức bảo vệ môi trường và hiểu biết về pháp luật môi trường của người dân không đồng đều. Nhưng có “dạy” thì phải có “phạt” mới tạo được tính răn đe của pháp luật nên chúng tôi cũng đề xuất các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử phạt cá nhân, tổ chức sai phạm.

- Lâu nay, xử phạt trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hành vi xả rác nơi công cộng rất khó. Nếu tăng cường xử phạt thì có phải Sở TN-MT đẩy khó cho các địa phương?

- Đúng là có nhiều cái khó cả khách quan lẫn chủ quan. Thứ nhất, lực lượng xử phạt chưa đủ, theo Nghị định 73 chỉ có 6 đơn vị có thẩm quyền xử phạt: chủ tịch TP, chủ tịch quận - huyện, chủ tịch phường - xã, công an TP, thanh tra xây dựng và thanh tra môi trường. Nhưng muốn phạt thì phải bắt được quả tang. Trên thực tế, các vị này còn làm khá nhiều việc, không thể theo bắt quả tang để phạt các đối tượng gây ô nhiễm. Thứ hai, mức phạt còn thấp và chưa có tính răn đe, theo Nghị định 117 thì mức phạt đối với hành vi xả rác, gây ô nhiễm nơi công cộng chỉ dao động từ 60.000 - 1 triệu đồng, thường thì rất hiếm hoi trường hợp vi phạm mà bị áp mức cao nhất.

Dù vậy, tôi cho rằng trước mắt các địa phương tăng cường kiểm tra đã là một bước kéo giảm các hành vi vi phạm. Sở không đẩy khó cho địa phương mà chỉ muốn các địa phương, sở - ngành liên quan và cả bản thân Sở TN-MT hãy phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong quá trình thực hiện, khó chỗ nào, kiến nghị TP, bộ, Chính phủ tháo gỡ chỗ đó.

Có thể buộc lao động công ích

Theo ông Nguyễn Văn Phước, với một bộ phận người lao động nghèo, mức phạt vài ba trăm ngàn về tình, về lý đều không ổn, đôi khi dẫn đến phản kháng, giằng co giữa người phạt và người bị phạt khiến cho mục đích giáo dục - răn đe không thực hiện được. Vì thế, tiếp sau chỉ thị, Sở TN-MT đang nghiên cứu để trình TP một số biện pháp cụ thể như bổ sung lao động công ích vào các hình thức phạt. Đây cũng là cách để người vi phạm có thể nhận thức được mức độ hậu quả hành vi của mình. Hoặc hình thức phạt nguội để khắc phục tình trạng thiếu lực lượng xử phạt như hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo