xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chơi bóng bay, chết có ngày!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Bóng bay hydro được coi như đồ chơi hấp dẫn và sử dụng phổ biến để trang trí trong nhiều sự kiện quan trọng nhưng lại là thủ phạm khiến không ít người nhập viện

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ nổ bóng bay. Các bác sĩ cảnh báo đây là những “quả bom nổ chậm” rất nguy hiểm.

Ngày vui thành buồn

Cách đây 2 ngày, chị D.T.M (34 tuổi; ngụ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) trong tình trạng hoảng loạn do bỏng rộng vùng mặt, cổ và hai tay.

Một nạn nhân bị bỏng vì bong bóng bay phát nổ
Một nạn nhân bị bỏng vì bong bóng bay phát nổ

Cùng nhập viện với chị M. có 4 người khác cũng bỏng nhẹ. Theo người thân của chị M., sau bữa tiệc mừng thọ một người bà con, chị cùng vài người đang lấy từng quả bóng ra khỏi chùm bóng bay chia cho trẻ nhỏ thì cả chùm 20 quả lớn và 20 quả nhỏ phát nổ như bom khiến ai cũng hoảng sợ. Hậu quả là vùng mặt của chị bỏng nặng, tay trái cầm chùm bóng cũng bỏng tới khuỷu tay. Các bác sĩ tiên lượng phải điều trị ít nhất 2-3 tuần.

Tại bệnh viện này cũng đang điều trị cho chị M.P.L (27 tuổi; ngụ Hà Nội), nhập viện cách đây 2 tuần. Chị L. cho biết bị tai nạn hôm 14-2 khi đang tổ chức sự kiện ở công ty. Trong lúc di chuyển chùm bóng hơn 50 quả đến nơi tổ chức thì phát nổ. Chị L. bỏng nặng ở phần mặt và 2 cánh tay. Một đồng nghiệp của chị bỏng nhẹ và đã được bệnh viện cho về nhà.

Trước đó, ngày 11-2, tại phố Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng xảy ra một vụ nổ bóng bay trong ô tô khiến nhiều người hoảng sợ. Theo một số người chứng kiến, một quả bóng bay phát nổ bên trong ô tô 4 chỗ. Khi đó, 2 cháu gái đang ở trong xe, rất may chỉ bị cháy sém tóc. Quả bóng phát nổ có sức ép khá mạnh nên làm vỡ nát cửa kính một bên ô tô.

Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng Khoa Bỏng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết năm nào bệnh viện cũng tiếp nhận hàng chục nạn nhân bỏng mà thủ phạm là bóng bay bơm khí hydro. Các vụ nổ bóng bay chủ yếu xảy ra vào thời điểm lễ hội, Tết, cưới. Có những gia đình mất Tết, thậm chí phải hoãn đám cưới vì cô dâu, chú rể đang tạo dáng với bóng bay để chụp ảnh thì bóng nổ.

“Một người đàn ông 40 tuổi (ngụ Hà Nội) và 3 đứa trẻ đi dự đám cưới gần đây phải nhập viện do cả chùm bóng phát nổ, lửa bén vào quần áo gây bỏng mặt, cổ, tai và hai bàn tay. Nguyên nhân do ông này bật quẹt ga đốt dây buộc để lấy bóng chia cho mấy đứa trẻ” - bác sĩ Thống kể.

Ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt trung ương, dịp Tết nguyên đán vừa qua, bệnh viện này tiếp nhận 2 trường hợp bỏng giác mắt do nổ bóng bay. Vết bỏng không nặng nhưng bệnh nhân bị tổn thương ở vùng mắt nên thời gian lành sẽ kéo dài và ít nhiều ảnh hưởng thị lực.

Các bác sĩ cho biết nạn nhân trong những vụ nổ bóng bay thường không bỏng sâu, bỏng nặng như bỏng xăng, lửa nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ bởi khi bóng phát nổ thì lửa thường chờm nhẹ, bốc nhanh nhưng rơi vào các chỗ hiểm trên người như đầu, mặt, cổ, tai và hai bàn tay. Nếu để lại sẹo sẽ rất xấu.

Bác sĩ Thống cho biết bóng bay thường được bơm hydro là khí rất nhạy với cháy nổ. Khi bóng bay ở gần nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa…) sẽ tạo sự co giãn, tăng áp suất khí trong quả bóng gây cháy nổ. Bóng bay càng bơm khí nhiều thì nguy cơ cháy nổ càng lớn. Khi đã nổ sẽ tạo áp lực mạnh, phát nổ như bom gây bỏng nặng, thậm chí tử vong cho những người đứng gần.

Hiện bóng bay bơm hydro được bán khắp nơi như một thứ đồ chơi, đồ trang trí không thể thiếu trong nhiều buổi lễ hội, tiệc tùng và các đám cưới. Từ những vụ tai nạn do bóng bay bơm hydro gây ra, giới chuyên môn cho rằng cần xem xét việc kinh doanh sản phẩm này.

“Các vụ nổ bóng bay bơm hydro thường làm nhiều người phải nhập viện. Thanh niên, trẻ nhỏ là đối tượng bỏng do bóng bay nhiều nhất do thích chơi bóng bay. Nếu bị bỏng do bóng bay phát nổ, cần sơ cấp cứu ban đầu như bỏng nhiệt, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị” - bác sĩ Thống lưu ý.

Dễ dàng phát nổ

Lý giải về nguy cơ cháy nổ do bóng bay bơm hydro, PGS-TS Trần Hồng Côn, chuyên gia hóa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Hà Nội), cho biết người ta thường bơm bóng bay bằng khí hydro hoặc heli nhưng vì heli rất đắt nên bóng bay bán ở các điểm vui chơi giải trí thường được bơm khí hydro, là loại khí dễ tác dụng với ôxy gây cháy. Trong môi trường bình thường, nếu khí hydro gặp ôxy trùng đúng tỉ lệ chuẩn, dưới xúc tác là ánh sáng mặt trời hoặc gặp lửa, khí nóng sẽ dễ dàng phát nổ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo