xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch Quốc hội: “Mở mồm” là quyền của dân

Thế Dũng

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định quyền tự do ngôn luận đã được hiến định và “mở mồm” là quyền của mỗi người dân.

 


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Mở mồm ra là quyền của mỗi người dân

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân

Sáng nay, 18-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến dự án Luật báo chí (sửa đổi). Đáng chú ý, theo dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) đã không có quy định điều chỉnh đối với mạng xã hội, trang tin tổng hợp mà chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng thông tin trên mạng ngày càng nhiều, nhu cầu tra cứu thông tin của người dân cũng rất lớn, song dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) lại vắng bóng việc quản lý mạng xã hội, blog cá nhân… Ông Phước phân tích thông tin trên mạng có 3 loại, 1 loại là các cơ quan, loại thứ 2 là tư nhân; đặc biệt loại thứ 3 là ngoài phạm vi quốc gia. "Ít nhất phải kiểm soát cái bên trong, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nội địa loại cơ quan báo chí, loại tư nhân, tổ chức đặt máy chủ. Không ra được luật chỉ đạt được 40%, còn 60% để trống trận địa này”- ông Phước nhìn nhận.

Đồng tình, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn việc trang tin điện tử đưa ra ngoài nội dung trong luật vậy trang tin điện tử có phải là một ấn phẩm thông tin báo chí không? “Trang này lấy thông tin từ báo phát hành trên mạng, nhà nước có cấp phép, người dân truy cập vào trang này rất nhiều, hàng vài triệu lượt người xem. Muốn quản lý tốt được phải đưa vào luật” - ông Phúc kiến nghị.

Giải đáp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết Luật Báo chí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước chứ không điều chỉnh truyền thông xã hội. Còn về truyền thông xã hội đã có Nghị định 72 điều chỉnh và quy định rất chặt chẽ. “Nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì vô hình trung chúng ta thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí. Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân” - ông Son nêu rõ.

Tham dự phiên họp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết các sở TT-TT Hà Nội, TP HCM… đã cấp phép hàng ngàn trang thông tin điện tử, vì thế muốn quản cũng rất khó. “Hiện chúng ta khẳng định các trang thông tin không phải là báo chí nhưng hoạt động lại có tính chất như báo chí. Trong khi mọi thông tin trên mạng bình đẳng như nhau, nếu tích cực thì rất tích cực, nhưng xấu thì cũng rất xấu. Vì thế cũng cần nghiên cứu hình thức quản lý để quy định cụ thể” - ông Kỷ bày tỏ.

Góp ý dự luật, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị luật phải bám sát Hiến pháp nêu rõ quyền tự do báo chí, ngôn luận, quyền tự do tiếp cận thông tin… Tóm lại là quyền dân chủ như Bác Hồ định nghĩa. Chủ tịch QH dẫn lại câu chuyện Bác Hồ hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Dân chủ là gì?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời nhiều ý nhưng Bác Hồ đã tóm gọn lại rất đơn giản, sâu sắc và dễ hiểu: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm ra!”.

Khẳng định thêm, Chủ tịch QH nhấn mạnh: “Quyền tự do ngôn luận được hiến định. Vì thế, muốn cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu. Ngày nay xu hướng đọc khác xa trước đây, người dân mở điện thoại ra là có vô vàn thông tin. Nếu các đồng chí nói đó không phải báo nên không quản lý là không được. Các đồng chí phải nhớ rằng quyền "mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân” - ông Hùng nói.

Chủ tịch QH bày tỏ lo lắng tới đây là bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND mà trên mạng có đủ thứ thông tin. “Người ta còn in ra gửi cho tôi cả tập mà các đồng chí vẫn cứ khăng khăng không phải báo. Không phải báo nhưng nó vẫn xuất hiện, vẫn đi giữa ban ngày, dày cả tập thế này. Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý là để hiểu rằng siết lò xo lại không cho người ta làm cái gì là vi hiến đấy. Nếu đưa ra điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ và cấm cái gì thì phải đưa vào luật” - ông nhấn mạnh.

Làm rõ thêm, Chủ tịch QH dẫn lại việc Bác Hồ lúc ở Pháp viết báo thì là sao? Hay Đảng ta khi còn hoạt động bí mật viết báo thì sao đây, Bác Hồ hoạt động bí mật ở Quảng Châu ra báo Thanh Niên thì sao đây? “Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”- Người đứng đầu QH khẳng định.

Phải quy định bảo vệ nguồn tin

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước kiến nghị luật cần bổ sung thêm quyền công dân như bảo mật danh tính người cung cấp thông tin đấu tranh chống tội phạm, tham nhũng. Cơ quan báo chí phải có trách nhiệm nếu họ cung cấp thông tin thật, chỉ lộ danh tính với cơ quan người điều tra trực tiếp. Ví dụ kiểm lâm móc ngoặc với chủ thầu phá rừng, người dân phản ánh nhiều lần nhưng đâu vẫn hoàn đó, họ bức xúc đưa lên báo chí nhưng họ sợ bị khủng bố mà khủng bố là có thật, có khi còn bị đám lâm tặc giết.

Cùng với đó, luật cũng cần bổ sung quyền khiếu kiện lại cơ quan báo chí khi đưa tin không đúng, cắt xén. Đây cũng là quyền tự do báo chí của công dân, phải công bằng với nhau.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo