xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển “thù” thành “bạn”

Diệp Văn Sơn

Mấy ngày nay, nước ngọt đã về ĐBSCL do kể từ ngày 15-3 đến 10-4, Trung Quốc xả 2.000 m3/giây nước từ hồ thủy điện Cảnh Hồng vào sông Mê Kông.

Mừng là nước ngọt về giải cơn khát cho dân, cho ruộng đồng khô hạn, nhiễm mặn mấy tháng nay nhưng cũng thấy lo khi lượng nước từ hồ Cảnh Hồng phải vượt chặng đường hơn 4.000 km, qua 3 quốc gia khác mới đến được ĐBSCL của Việt Nam, thì còn là bao? Theo tính toán sơ bộ, lượng nước về đến ĐBSCL còn nhiều nhất chỉ là 5%.

Nhưng cái đáng lo nhất là tư duy chống hạn, chống xâm nhập mặn chậm thay đổi từ các cấp chính quyền đến từng người dân theo hướng “sống chung với hạn mặn”. Các giải pháp ngắn hạn đã không còn áp dụng được mà lúc này phải nhìn lâu dài. Đợt hạn hán này cũng là một thực tế để người dân, mà nhất là chính quyền, phải nhìn nhận và tính toán một cách nghiêm túc về vấn đề chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.

Thật ra, nguy cơ thiếu nước, hạn hán đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Kinh nghiệm về thay đổi tư duy có thể học hỏi Israel - đất nước nằm giữa khu vực Trung Đông khô cằn, có 60% diện tích là sa mạc và thường xuyên đối mặt nguy cơ khô hạn. Nhưng họ hiện là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu, nhờ đâu?

Ấy là nhờ chính phủ Israel đã xây dựng các nhà máy xử lý nước thải trên toàn quốc. Với bước đi chưa từng có tiền lệ này cùng các điều kiện, quy định thích hợp, Israel đã tái sử dụng được tới 86% nước thải cho mục đích tưới tiêu, từ đó duy trì và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thậm chí cho cả những vùng sa mạc không hề có giọt mưa nào. Ngoài ra, Israel cũng thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng để thích ứng với nước lợ hoặc nước thải, nước mặn. Trong 10 năm, Israel đã xây dựng 5 nhà máy khử mặn dọc theo bờ Địa Trung Hải, hiện sản xuất hơn 300 triệu m3 nước ngọt từ công nghệ này, cung cấp tới 50% nhu cầu về nước uống, nước sinh hoạt.

Trở lại chuyện của Việt Nam, vấn đề đầu tiên là nhận thức lại khâu quản lý nhà nước, thứ hai là tổ chức quy hoạch lại để có chính sách đầu tư phù hợp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi. Nên làm bạn với mặn vì nó sẽ là cơ hội làm giàu. Tư duy mặn là kẻ thù không còn phù hợp, người dân nên dần thích ứng bằng cách chuyển đổi sang hệ thống canh tác mặn.

Giờ đây, không chỉ làm thủy lợi để trồng lúa mà cần làm thủy lợi để nuôi tôm: Sử dụng kênh mương để dẫn nước biển vào nuôi tôm và xây dựng các hệ thống thu gom, dẫn nước thải nuôi trồng thủy sản ra các rừng ngập mặn để xử lý tự nhiên. Nhiều nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công, với giá trị gấp 4-5 lần lúa. Tùy từng vùng, chúng ta có thể quy hoạch và làm thủy lợi cho phù hợp, có thể canh tác lúa - tôm hay chuyên canh nuôi tôm và các loại hải sản khác. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã làm và lợi gấp 4-5 lần trồng lúa. Nhiều địa phương ven biển khác cũng đang áp dụng và đem lại lợi ích cao hơn trồng lúa.

Tác hại của El Nino và La Nina còn lặp đi lặp lại theo chu kỳ đến hẹn lại lên.Vì vậy, khôn ngoan hơn hết là phải chủ động, không trông chờ vào ai, kể cả trời đất, phải thay đổi tư duy “chung sống” và tiến tới làm giàu với hệ sinh thái hạn mặn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo