xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cồng chiêng cũng... bén mùi thương mại

Hồ Xuân Trung

Người K’ho đã biết đưa cồng chiêng vào làm du lịch. Thế nhưng lại xuất hiện nỗi lo bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một dần. Cách đây hơn 5 năm, Câu lạc bộ Gia đình văn hóa xã Lát được thành lập với mục đích tập hợp những nghệ nhân để bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng.

Một sản phẩm du lịch hấp dẫn

Từ chỗ mong muốn bảo tồn, nhiều đoàn khách đến tham quan mời nhóm cồng chiêng của câu lạc bộ biểu diễn và trả thù lao cho các nghệ nhân. Chính đồng tiền thù lao ấy đã mở lối mưu sinh cho hàng trăm người dân nghèo ở thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm đồng vốn quen nương rẫy bước vào hành nghề kinh doanh văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch. Ban đầu chỉ có một vài nhóm, đến nay riêng trên địa bàn 2 thôn Bon Đưng, thôn Bơ Nớ C của thị trấn Lạc Dương đã có tới 10 nhóm cồng chiêng với trên 200 diễn viên, nghệ nhân thường xuyên biểu diễn, giao lưu với khách hằng đêm. Đó là chưa kể một số nhóm mang chiêng đi đánh xứ khác phục vụ ở khu du lịch đồi Mộng Mơ, Prenn (Đà Lạt) đến tận Củ Chi - TPHCM. Hằng đêm, đặc biệt vào cuối tuần, nhiều đoàn xe du lịch kéo đến thị trấn Lạc Dương để... say cùng các nàng sơn nữ luôn miệng mỉm cười mời khách uống rượu cần (Dăn jà nơu T’rờnờm) trong tiếng cồng chiêng âm vang hay làn điệu kèn bầu Mboăt, tiếng sáo Prê réo rắt, tiếng trống Sgơr phóng khoáng, du khách cảm nhận nét đặc sắc hoang dã của núi rừng. Một hướng dẫn viên du lịch ở TPHCM nói: Nhiều khi không thiết kế chương trình này trong tour, nhưng khách vẫn đề nghị đưa đến xã Lát để thưởng thức văn hóa cồng chiêng.

“Chơi” cả nhạc hiện đại, sắm di động chạy sô

Để có thể phục vụ khách, nhiều nhóm đã đầu tư xây dựng nơi biểu diễn như một rạp hát. Có nhóm đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thiết kế sân khấu biểu diễn với nền xi măng, khung sắt, mái lợp tôn, hai bên có những bậc tam cấp cho khách ngồi. Điểm có quy mô lớn cùng lúc phục vụ cả 300 khách. Bên cạnh các nhạc cụ cồng chiêng, kèn bầu 6 ống, bộ sáo... còn có những nhạc cụ du nhập từ Đắk Lắk, Gia Lai, các loại nhạc cụ hiện đại như trống, guitar điện, organ. Anh Krajan Tẹr, trưởng một nhóm nhạc có lượng khách đông nhất, nói: Chỉ đánh cồng chiêng, hát múa dân ca không sẽ khiến cho khách nhàm chán nên ngoài biểu diễn, giới thiệu nét đặc trưng văn hóa của đồng bào còn phục vụ khách cả âm nhạc hiện đại. Thay vì người đàn ông đóng khố, nhóm nhạc của Krajan Tẹr “chơi” luôn chiếc quần cộc, có hai vạt trước, sau để mặc cho nhanh mỗi khi có khách. Tính cạnh tranh cũng ngấm ngầm diễn ra giữa các nhóm. Mặc dù quy định các nhóm giá của mỗi khách là 30.000 đồng/người bao gồm rượu cần, thịt nướng nhưng thực tế có nhóm lấy giá thấp hơn để thu hút khách. Rượu cần được sản xuất đại trà bằng men công nghiệp, còn thịt heo rừng nay đã khan hiếm nên trộn lẫn với thịt heo nhà. Bình quân mỗi năm các nhóm nhạc cồng chiêng biểu diễn phục vụ khoảng 700 đoàn khách du lịch với số lượng trên 30.000 lượt khách trong, ngoài nước. Cồng chiêng bây giờ được gắn thêm giá trị kinh tế khi nó làm cho bà con no cái bụng. Một số nhóm ăn nên làm ra còn sắm ô tô, điện thoại di động để chạy sô đó đây, từ Vũng Tàu, TPHCM đến Nha Trang... theo đơn đặt hàng của khách.

Chỉnh sửa bộ chiêng 6, còn đâu hồn dân tộc?

Nhạc sĩ Nguyễn Tánh, phụ trách Phòng Nghiệp vụ Sở VHTT Lâm Đồng, cho hay: Tỉnh có rất nhiều đội cồng chiêng, qua khảo sát từ năm 2002, Lâm Đồng chỉ còn 2.700 chiếc cồng chiêng, nhưng đưa cồng chiêng vào hoạt động du lịch thì mới chỉ có một vài điểm du lịch, trong đó nhiều nhất là ở thị trấn Lạc Dương. Điều quan trọng là làm thế nào để bảo tồn, không để cồng chiêng bị mai một, trước hết phải giữ nét riêng của cồng chiêng Lâm Đồng. Người có nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên - nhạc sĩ Khắc Dũng đã phát hiện về tính đặc thù, khu biệt rõ nét của âm nhạc K’ho, Mạ từ năm 1989 đó là: bộ chiêng 6 (cing droòng) gồm 6 chiếc, mỗi chiêng tương ứng với một nốt nhạc có tên gọi từ lớn tới nhỏ là Chiang me, rđơm, dờn, thoòng, thơ và thè, trong đó có nốt nhạc của chiêng dờn không nằm trong hệ thống bình quân luật. Chính nốt nhạc của chiêng dờn làm cho những bài bản âm nhạc của người Mạ, K’ho mang một giá trị đặc sắc mà các dân tộc khác không có. Trong quá trình phát triển, âm nhạc của hai dân tộc Mạ, K’ho biến đổi theo thời gian. Cho dù biến đổi ra sao, nhằm mục đích gì mà làm mất đi giá trị đích thực của thang âm dờn coi như đánh mất giá trị âm nhạc dân tộc, cao hơn là giá trị văn hóa dân tộc. Đáng tiếc là những năm qua đã xảy ra hiện tượng chỉnh sửa bộ chiêng 6 để chơi được những bài theo âm nhạc phương tây làm mất đi bản sắc của cồng chiêng nơi đây. 

Để khách hiểu được giá trị khác biệt của cồng chiêng Mạ, K’ho so với dân tộc khác, phải lưu giữ, giới thiệu, định hướng sự thưởng thức của họ. Không vì thỏa mãn khách mà làm mất đi giá trị văn hóa âm nhạc độc đáo này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo