xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dai dẳng nỗi đau da cam

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Chất độc da cam truyền qua nhiều thế hệ ở Việt Nam với hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba, 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ tư

Trong 2 ngày 8 và 9-8 tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Đánh giá tác hại của chất độc da cam/doxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Nỗi đau di chứng nhiều thế hệ

Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ câu chuyện của những gia đình người Việt Nam có 3-4 thế hệ bị ảnh hưởng của chất độc da cam; về những người bị nhiễm chất da cam không thể lao động; về những vùng đất không thể trồng trọt, chăn nuôi do tồn lưu chất da cam quá cao. “Những người tôi được đến thăm chỉ là số ít trong hàng triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam và gia đình tôi đến thăm có 3 thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc này nhưng còn những gia đình có đến 4 thế hệ bị ảnh hưởng” - Phó Thủ tướng nói.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cho biết hiện có khoảng 3 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam; chưa kể hàng trăm ngàn người đã chết, hàng trăm ngàn người bị bệnh cùng gia đình, người thân sống trong vô vọng, nghèo đói. Đặc biệt, chất độc da cam truyền qua nhiều thế hệ ở Việt Nam với hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba, 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ tư.


Hai đứa con tật nguyền, dị dạng do nhiễm chất độc da cam/dioxin của vợ chồng ông Hoàng Công Uẩn ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Hưởng

Hai đứa con tật nguyền, dị dạng do nhiễm chất độc da cam/dioxin của vợ chồng ông Hoàng Công Uẩn ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Hưởng

GS-TS Jean Grassman, Trường Đại học Tổng hợp TP New York, Đại học Y tế công và Chính sách y tế (Mỹ), phân tích thời gian bán hủy của dioxin trong cơ thể con người là khoảng 10 năm. Chính thời gian bán hủy kéo dài này đã góp phần làm cho các thai nhi phơi nhiễm từ mẹ ở mức độ cao.

TS Seijiro Honma, Đại học Tổng hợp Kanazawa (Nhật Bản), qua nghiên cứu tại hai khu vực Phù Cát (Bình Định; điểm nóng) và Kim Bảng (Hà Nam; nơi không bị phơi nhiễm) đã đi đến kết luận chất diệt cỏ/dioxin đã gây ra sự xáo trộn các steoid hormone không chỉ với những cư dân thuộc thế hệ thứ nhất mà còn đến thế hệ thứ hai và thứ ba (các bà mẹ và con cái) và gây ra một số bệnh như hiện tượng sinh con nhẹ cân ở những người mẹ, ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông và làm trì hoãn sự phát triển của tuyến thượng thận hoặc tinh hoàn ở trẻ em.

Thảm họa chưa từng có

Các báo cáo tại hội thảo cho biết việc quân đội Mỹ phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (61% là chất da cam) xuống gần 26.000 thôn bản với diện tích hơn 3 triệu ha tại Việt Nam trong 10 năm, từ 1961-1971, dẫn đến thảm họa hóa học da cam chưa từng có trong lịch sử loài người. Theo ước tính, mỗi người Việt Nam trung bình phải mang gần 3 lít chất độc da cam trên người.

TS Thân Thành Công, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng), nhìn nhận hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh còn rất nặng nề. Một số khu nhiễm chất độc da cam/dioxin chưa được điều tra, khảo sát đầy đủ và xử lý triệt để, còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Nhiều nạn nhân chất độc hóa học vẫn chưa được hưởng đầy đủ chính sách chế độ và trợ giúp y tế.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng về môi trường hết sức nặng nề dù đang được từng bước xử lý song mức độ, phạm vi, quy mô còn rất lớn. Hiện ở sân bay Phù Cát được khoanh vùng, chôn lấp, xử lý cô lập một lượng quy mô trên 10.000 m3. Ở sân bay Đà Nẵng khoảng 100.000 m3, hiện đã thực hiện xong giai đoạn 1 từ 2011 đến nay và dự kiến đến năm 2018 mới xử lý xong. Trong khi đó, sân bay Biên Hòa quy mô ô nhiễm dự tính gấp 5 lần ở sân bay Đà Nẵng.

Theo Bộ Quốc phòng, đến năm 2020, mới khắc phục cơ bản hiệu quả chất độc da cam, chống được nguy cơ lan tỏa chất độc da cam ra môi trường.

Mỹ phải có trách nhiệm

Tại hội thảo, các nhà khoa học kêu gọi cần tiếp tục những hành động với sự hỗ trợ nguồn lực của Chính phủ Mỹ để khắc phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam.

TS Vaughan C. Turekian, đến từ Hiệp hội Vì sự phát triển khoa học của Mỹ, nhấn mạnh: Đã đến lúc phải nhìn nhận hậu quả này của chiến tranh và cùng hợp tác đẩy lùi giữa hai nước Việt - Mỹ. Trong tham luận gửi đến hội thảo, TS Jeanne Mirer, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, khẳng định: “Căn cứ vào những kết quả phân tích pháp lý và mức chi phí cao phải có cho việc xử lý ô nhiễm, Mỹ phải có nghĩa vụ trợ giúp cho người Việt Nam” - tham luận của TS Mirer nêu rõ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo