xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu tư để đường sắt “đẻ” ra tiền

Phương Nhung - Nguyễn Quyết

Cho rằng đã đến lúc sửa đổi Luật Đường sắt nhưng theo các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật lần này còn quá sơ sài, tính áp dụng kém

Ngày 18-11, Quốc hội (QH) tiếp tục chương trình nghị sự với nội dung: thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Nghị quyết về việc thực hiện cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và dự án Luật Du lịch (sửa đổi).

Không thiếu tiền đầu tư (!)

Góp ý kiến vào dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng rất ủng hộ bổ sung các quy định về đường sắt tốc độ cao trong luật để làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao sau này.

“Chúng ta không thiếu tiền để xây dựng, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ tự sinh ra tiền. Dự án này không chỉ giúp phát triển ngành giao thông vận tải mà còn tạo ra diện mạo mới cho 21 địa phương dự án đi qua. Nếu Chính phủ tận dụng hết tiềm năng mà dự án này mang lại thì chúng ta sẽ không phải vay vốn” - ông Cảnh nêu quan điểm.

Ông Cảnh cũng đề xuất trong dự án Chính phủ trình QH, sẽ có một nội dung đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để Chính phủ có thể xây ít nhất 21 khu đô thị tại các ga đường sắt đi qua, đồng thời xây ít nhất 21 trung tâm thương mại tại các ga này. Khi đó, tiền thu được sau khi bán đất nền thổ cư và cho thuê mặt bằng các trung tâm thương mại này sẽ dành đầu tư cho dự án, trong đó có trích một phần cho dự án đầu tư hạ tầng xã hội.

ĐB Nguyễn Phi Thường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, đánh giá hệ thống đường sắt của Việt Nam đang tụt hậu và yếu kém dù đã có hơn 130 năm phát triển nhưng vẫn chỉ là công nghệ 1, với khổ đường đơn 1 m. Trong khi đó, thế giới đã ở công nghệ 4 và chuẩn bị sang công nghệ thứ 5. Đáng nói hơn, đường sắt Việt Nam không kết nối với các đầu mối giao thông, thị phần chỉ trên dưới 1%.

Giải trình thêm trước QH, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết sẽ tiếp thu tất cả ý kiến đóng góp, cùng các cơ quan thẩm tra tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu thấu đáo để dự án luật được thông qua trong kỳ họp sau.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) Ảnh: NGUYỄN NAM
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) Ảnh: NGUYỄN NAM

Cân nhắc cấm hướng dẫn viên nước ngoài

Thảo luận về Luật Du lịch (sửa đổi), ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) nhìn nhận nhân lực ngành du lịch hiện nay vừa thiếu vừa yếu. Ngoài ra, công tác quản lý trong ngành du lịch còn nhiều bất cập, hướng dẫn viên du lịch “chui” ngày càng nhiều ở các điểm du lịch nổi tiếng. Cá biệt, có hướng dẫn viên du lịch “chui” là người nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, sử dụng ngoại tệ và xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam, như trường hợp ở Đà Nẵng. Theo ĐB Dung, cần bổ sung quy định tổ chức thi sát hạch trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để bảo đảm chất lượng nhân lực xin cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch; bổ sung quy định về cấm hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hoặc điều kiện để cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên là người có quốc tịch Việt Nam.

ĐB Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho rằng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, lực lượng lao động có chất lượng cao, có ngoại ngữ tốt của các quốc gia láng giềng sẽ tràn vào Việt Nam. Chính vì vậy, luật cần thiết kế các yêu cầu trong việc đào tạo nhân lực du lịch; tạo khuôn khổ pháp lý để xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Sau khi nghe ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết với dự thảo này, tinh thần của ban soạn thảo là muốn thay đổi cách tiếp cận quản lý, cố gắng kết hợp quản lý nhà nước với công cụ của kinh tế thị trường. “Đó là lý do vì sao lại bỏ đi một số điều cấm, hạn chế. Nhà nước sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, sân chơi bình đẳng, chỉ hậu kiểm, thổi còi nếu sai phạm” - bộ trưởng giải thích.

Chiều cùng ngày, QH đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với 417/428 ĐB tán thành.

Cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài

Thảo luận về dự thảo nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, đa số ĐB cũng ủng hộ việc ban hành dự thảo nghị quyết để có cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác kinh tế, góp phần quản lý chặt chẽ các đối tượng đang được miễn thị thực hiện nay.

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định đây là một trong những chính sách thể hiện quyết tâm cải cách thủ tục hành chính triệt để của Chính phủ, phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo