xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng lương, siết nợ công

Bảo Trân

Chính phủ cần cân nhắc, tính toán kỹ khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương cơ sở 7%, từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng

Ngày 17-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến đối với hàng loạt báo cáo quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp QH thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20-10.

Tăng lương là hợp lý

Ủy ban Thường vụ QH đã nghe và cho ý kiến đối với tờ trình của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017.

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) của QH, ông Nguyễn Đức Hải, cho biết một số ý kiến trong ủy ban cho rằng trong điều kiện giá cả tăng cao, đời sống cán bộ, công chức gặp không ít khó khăn thì đề xuất tăng mức lương cơ sở 7%, từ 1,21 triệu đồng/tháng hiện nay lên 1,3 triệu đồng là hợp lý. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc.

“Chính phủ cần cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương” - ông Hải nhấn mạnh.

Về dự toán NSNN, theo báo cáo thẩm tra, Chính phủ xây dựng dự toán tổng thu cân đối ngân sách năm 2017 là 1.212.180 tỉ đồng, tăng 16,7% so với ước thực hiện năm 2016. Trong đó, dự toán bội chi năm 2017 khoảng 3,5% GDP. Ủy ban TC-NS đánh giá đây là mức bội chi tích cực, cần kiên định thực hiện để bảo đảm tỉ lệ nợ công trong giới hạn an toàn. Trong trường hợp thu không đạt dự toán thì phải giảm chi, không tăng bội chi NSNN.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đề nghị phải có biện pháp siết chặt nợ công, tránh đội vốn dự ánẢnh: Nguyễn Nam
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đề nghị phải có biện pháp siết chặt nợ công, tránh đội vốn dự ánẢnh: Nguyễn Nam

Nợ công nhiều vì dự án đội vốn

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020, ông Nguyễn Đức Hải cho hay Chính phủ đã đề xuất nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ/GDP từ mức 50% hiện nay lên mức trần 55%.

Đa số ý kiến các thành viên Ủy ban TC-NS cho rằng trong bối cảnh NSNN còn nhiều khó khăn, cần duy trì ngưỡng an toàn nợ công như giai đoạn 2011-2015 (nợ công so với GDP là 65%, nợ Chính phủ/GDP là 50% nợ nước ngoài của quốc gia), đồng thời thắt chặt việc quản lý, sử dụng vốn vay. Theo Ủy ban TC-NS, đối với chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP, có thể cân nhắc quy định ngưỡng tối đa là 53% song đến năm 2020, đề nghị đưa về mức giới hạn 50%.

Báo cáo của Chính phủ cho biết chi phí vay nợ có xu hướng gia tăng. Một số khoản vay ODA (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) bị bắt buộc phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài, buộc sử dụng thiết bị… làm cho chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Cùng với đó, tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của các dự án so với phê duyệt ban đầu, điều chỉnh các hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Cụ thể, dự án metro Hà Nội vay vốn ODA của Pháp, ADB, EIB tăng tổng mức đầu tư từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro; dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vay Trung Quốc tăng từ 8.769 tỉ đồng lên 18.001 tỉ đồng; dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vay nguồn vốn Nhật Bản từ 1.751 tỉ đồng lên 4.024 tỉ đồng; dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 vay Nhật Bản từ 11.464 tỉ đồng lên 22.259 tỉ đồng và đang kiến nghị tăng lên 26.051 tỉ đồng…

Trước sự “leo thang”, đội vốn dự án, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, đề nghị luật hóa quy trình quản lý vốn ODA. “Hiện việc quản lý vốn ODA chỉ nằm ở nghị định là không ổn, tối thiểu cũng phải có một pháp lệnh quản lý. Nếu không, tình trạng này sẽ khéo dài” - bà Nga nhận định.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phải trình Quốc hội

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến về kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.

Một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo được cho ý kiến là dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hà Nội - TP HCM. Kinh phí đầu tư cho tuyến cao tốc này khoảng 230.000 tỉ đồng và Bộ Giao thông Vận tải dự kiến chia thành 20 dự án thành phần. Bà Lê Thị Nga lưu ý cần tránh tình trạng xé nhỏ thành các dự án thành phần để không phải báo cáo QH. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ QH yêu cầu Chính phủ hoàn thiện hồ sơ và trình QH theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo