xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng phí, DN phản đối

Phan Anh - Gia Minh

Nếu được HĐND TP HCM thông qua vào kỳ họp tới đây, mức tăng phí qua trạm xa lộ Hà Nội sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2016. Hầu hết doanh nghiệp vận tải phản đối việc tăng phí qua trạm này

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín vừa ký tờ trình gửi HĐND TP HCM đề xuất thông qua chủ trương cho phép Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) được tăng mức thu phí tại trạm xa lộ Hà Nội để hoàn vốn đầu tư xây dựng cầu Rạch Chiếc.

Mức tăng cao nhất 60%

Tờ trình đề xuất tăng mức phí đối với nhóm xe từ dưới 12 ghế ngồi đến xe tải có tải trọng dưới 10 tấn. Cụ thể, mức vé lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt tăng từ 15.000 đồng hiện nay lên 20.000 đồng; vé tháng từ 450.000 đồng lên 600.000 đồng và vé quý từ 1,2 triệu đồng lên 1,62 triệu đồng.

Đối với xe 12-30 chỗ, ô tô có tải trọng 2-4 tấn, sẽ có mức thu vé lượt 30.000 đồng (hiện là 20.000 đồng, tăng 50%), vé tháng 900.000 đồng (hiện là 600.000 đồng) và vé quý 2,4 triệu đồng (hiện là 1,6 triệu đồng). Đối với loại xe trên 31 chỗ, xe có tải trọng 4-10 tấn, giá vé lượt là 40.000 đồng (hiện là 25.000 đồng, tăng 60%), vé tháng 1,2 triệu đồng (hiện là 750.000 đồng) và vé quý 3,2 triệu đồng (hiện là 2 triệu đồng).

 

Đề xuất tăng phí qua trạm xa lộ Hà Nội bị doanh nghiệp vận tải phản đối Ảnh: Hoàng Triều
Đề xuất tăng phí qua trạm xa lộ Hà Nội bị doanh nghiệp vận tải phản đối Ảnh: Hoàng Triều

 

Trong khi đó, các loại xe tải có tải trọng từ 10 tấn trở lên vẫn áp dụng mức vé như hiện nay. Cụ thể, xe từ 10 đến 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet có giá vé lượt 40.000 đồng, vé tháng 1,2 triệu đồng, vé quý 3,2 triệu đồng; xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet có giá vé lượt 80.000 đồng, vé tháng 2,4 triệu đồng, vé quý 6,5 triệu đồng.

Lý do tăng phí, theo UBND TP, nhằm bảo đảm thực hiện đúng lộ trình phương án hoàn vốn cho cầu Rạch Chiếc, rút ngắn thời gian thu phí để dự án BOT xa lộ Hà Nội có thể sớm bắt đầu thu phí hoàn vốn.

Theo phương án tài chính được CII lập trên cơ sở doanh thu thực tế đã được kiểm toán từ thời điểm bắt đầu thu phí ngày 1-6-2013 đến hết tháng 9-2015 và giả định mức phí trạm xa lộ Hà Nội được điều chỉnh dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2016, thời gian thu phí được tạm xác định lại là khoảng 4 năm 6 tháng so với dự kiến trước đây 5 năm 3 tháng. CII cũng tính toán việc tăng phí vào đầu năm 2016 chỉ tăng doanh thu khoảng 15% trên tổng doanh thu của trạm xa lộ Hà Nội do các loại xe thuộc nhóm tăng giá vé mạnh chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ (khoảng 4%-5%).

Nếu được HĐND TP thông qua vào kỳ họp dự kiến diễn ra ngày 8-12 thì mức tăng phí qua trạm xa lộ Hà Nội sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2016. Như vậy, đây là lần tăng phí thứ ba đối với xe qua trạm ở cửa ngõ phía Đông TP.

Ảnh hưởng giá thành vận tải

Phản ứng trước đề xuất tăng phí trạm xa lộ Hà Nội, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, cho rằng nếu đề xuất này được HĐND TP thông qua, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành vận tải. Theo ông Quản, xa lộ Hà Nội là tuyến đường độc đạo, các loại xe buộc phải qua trạm thu phí nên họ buộc phải “thụ động” chấp nhận và khi đó, doanh nghiệp (DN) vận tải sẽ tìm kiếm những nguồn hàng từ những địa điểm gần hơn để tốn ít chi phí vận chuyển hơn hoặc tăng cước vận chuyển.

“Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường ở TP đang có chiều hướng tăng cao, đặc biệt là trên xa lộ Hà Nội đã làm giảm năng suất vận tải, gây thiệt hại không nhỏ cho các DN. Chưa tính tiền xăng dầu, các DN còn chịu nhiều loại chi phí như thay thế phụ tùng xe, bảo hiểm dân sự, hàng hóa, phí phạm luật… nên việc tiếp tục tăng phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các DN và kéo theo là người tiêu dùng” - ông Quản băn khoăn.

Còn đại biểu HĐND TP Lâm Thiếu Quân nhìn nhận tình trạng kẹt xe ở xa lộ Hà Nội ngày càng nghiêm trọng. Ông kiến nghị: “Nếu TP HCM muốn tăng phí qua trạm xa lộ Hà Nội thì phải giải quyết cho được bài toán kẹt xe. Tăng phí phải đi kèm với việc giảm ùn tắc”.

Trong khi đó, theo đại diện một DN kinh doanh vận tải trên địa bàn quận 9, nếu so sánh với khoảng 2 năm trước, một xe có tải trọng 4 tấn của DN này hiện chỉ hoạt động được 1 chuyến/ngày do ảnh hưởng từ tình trạng kẹt xe thường xuyên trên xa lộ Hà Nội. “Kẹt xe triền miên, giá thành hàng hóa tăng cao rồi đủ loại chi phí khác nữa đang “đè” lên chúng tôi” - đại diện DN này bức xúc.

 

Có thêm 4 trạm thu phí trong 10 năm tới

Hiện nay, trên địa bàn TP HCM có một số trạm thu phí như trạm xa lộ Hà Nội, trạm An Sương - An Lạc, trạm cầu Phú Mỹ và trạm đường Nguyễn Văn Linh... Theo lộ trình từ năm 2016-2025, TP sẽ có thêm 4 trạm thu phí mới được xây dựng để thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT, gồm dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu Công nghiệp Phú Hữu, quận 9; dự án xây dựng đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương; dự án đầu tư xây dựng nút giao thông đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 22. Như vậy, dự kiến trong khoảng 10 năm tới, TP HCM sẽ có 10 trạm thu phí.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo