xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đêm Mỹ Sơn - Nối quá khứ vào hiện tại

K.N - H.D

Đúng 20 giờ ngày 24-3, tại khu đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, chương trình khai mạc lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản 2005” đã diễn ra hoành tráng, ấn tượng

Đây là chương trình sân khấu hóa gồm có hai phần chính: Phần 1 “Quảng Nam - Đất và người”- Giới thiệu lịch sử vùng đất Quảng Nam và phần 2 “Quảng Nam - Di sản một điểm đến”, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất có 2 di sản văn hóa thế giới (Hội An và Mỹ Sơn). Chương trình có sự tham gia của 200 diễn viên không chuyên và diễn ra trong 45 phút.

Hành trình tâm hồn người dân xứ Quảng

Ông Nguyễn Trung Bình, đồng tác giả và đạo diễn của chương trình khai mạc lễ hội, cho biết: “Chúng tôi đã có nhiều trăn trở trong quá trình thực hiện kịch bản này, muốn tái hiện lịch sử gần 600 năm hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Nam, qua đó làm nổi bật tâm hồn người dân xứ Quảng”. Sân khấu được thiết kế 2 tầng gần khu tháp B,C,D, có biểu tượng động là dòng sông Thu Bồn êm ả và biểu tượng tĩnh là đỉnh núi Ngọc Linh - cội nguồn của Quảng Nam. Mẹ Thu Bồn là hình tượng xâu chuỗi cả quá trình hình thành phát triển của vùng đất Quảng Nam. Tất cả những sinh hoạt, đời sống, nghệ thuật và văn hóa của người dân xứ Quảng đựơc cách điệu hóa trong các màn biểu diễn nghệ thuật khá ấn tượng như: điệu múa tái hiện cảnh lao động sản xuất của người dân, lễ rước kiệu, các trò chơi dân gian của người Việt, người Chăm...

Trình diễn thời trang bên tháp cổ

Sau chương trình khai mạc là phần trình diễn thời trang của nhà thiết kế: Minh Hạnh, Anh Vũ, Nguyên Hàng, Quang Huy, Thu Giang, Nhật Huy và Thiện Toàn. Ánh đèn sân khấu vụt tắt nhường chỗ cho ánh sáng huyền ảo phát ra từ những ngôi tháp cổ, trong tiếng trống bập bùng, những người mẫu trong trang phục áo dài, đeo bông tai và khăn choàng cổ Chăm bước đi uyển chuyển. Trên khung cảnh đó, nổi rõ hình ảnh hai thợ gốm người Chăm đang thể hiện kỹ thuật làm gốm đặc sắc của dân tộc Chăm và nghệ nhân Thuận Thị Trụ, đến từ Ninh Thuận ngồi dệt những tấm vải thổ cẩm Chăm nổi tiếng. Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh cho biết, chị đã dùng những tấm vải thổ cẩm mà chính tay bà Thuận Thị Trụ dệt để may những chiếc áo dài theo kiểu áo của người Chăm hiện nay, áo rất dài nhưng không phải là áo dài, phủ kín không phải gài, nay đang trình diễn trên sân khấu. Minh Hạnh cho biết: Người Chăm nói tất cả những nghề của họ như nghề dệt thổ cẩm, làm gốm, âm nhạc là những báu vật trời cho. Mình lấy những báu vật đó để đưa vào áo dài Việt Nam”.

Nâng cao ý thức bảo tồn di sản

Chọn Mỹ Sơn làm điểm tổ chức lễ khai mạc cho lễ hội lần này là một ý tưởng táo bạo của ban tổ chức. Ngay từ chập tối, con đường dẫn vào Khu Di tích Mỹ Sơn đã chật cứng người xe. Anh Bùi Minh Tuấn, một người ở Duy Vinh, Duy Xuyên, cho biết anh đến đây rất sớm cùng gia đình mong được chứng kiến một sự kiện lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại khu vực này. Trao đổi với chúng tôi về ý tưởng, tổ chức lễ khai mạc tại Mỹ Sơn, bà Hồ Thị Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trưởng ban tổ chức lễ hội, cho biết năm nay với không gian lễ hội mở rộng, lễ khai mạc được tổ chức tại Mỹ Sơn là dịp để quảng bá hình ảnh Mỹ Sơn, hình ảnh Quảng Nam trong lòng du khách, bạn bè, tạo dấu ấn thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Nam và nâng cao ý thức bảo tồn của người dân với di sản này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo