xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đền đáp ân tình Gạc Ma

Bài và ảnh: KỲ NAM

Hôm nay (15-7), Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được khánh thành tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đây là ân tình của cả nước hướng về Gạc Ma

Sáng sớm 14-7, nhiều đoàn thân nhân, cựu chiến binh từ các tỉnh, thành đã đến thăm Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Công trình của nhân dân

Vào ngày 14-3-1988, 64 chiến sĩ của Hải quân nhân dân Việt Nam đã không tiếc thân mình hy sinh để bảo vệ đảo đá Gạc Ma. Anh hùng, liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương cùng các đồng đội đã tạo thành vòng tròn, thà chết để bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên nền đảo đá.

Đền đáp ân tình Gạc Ma - Ảnh 1.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa và các thân nhân liệt sĩ thăm Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Vòng tròn "bất tử" đã trở thành tấm gương sáng tiêu biểu cho lòng yêu nước nồng nàn, dũng cảm hy sinh vì biển đảo Tổ quốc. Đến nay, thân xác các anh vẫn nằm lại tại Gạc Ma. Những người mẹ, người cha, người vợ, người con… các anh đau đáu khôn nguôi được một lần đưa các anh về đất mẹ.

Nhằm tri ân các anh hùng, liệt sĩ hải quân, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát động Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa hướng đến xây dựng Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Năm 2014, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động cuộc thi tuyển chọn phương án kiến trúc. Ngày 13-3-2015, Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã được khởi công xây dựng trên diện tích 4,5 ha với kinh phí khoảng 150 tỉ đồng.

Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành khu tưởng niệm diện tích khoảng 2,5 ha gồm quảng trường, cụm tượng đài, khu trưng bày các hiện vật về biển đảo và kỷ vật của 64 chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma, Khu mộ gió và Công viên Hòa Bình. Giai đoạn 2 sẽ được xây dựng tại khu đảo Cô Lin, Len Đao, có cả nơi để thân nhân các liệt sĩ ở lại, tham quan, nghỉ dưỡng…

Sau 2 năm xây dựng, Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành trong niềm mong mỏi của thân nhân các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, các đoàn viên Công đoàn, các ngư dân, những cựu chiến binh, những chiến sĩ hải quân. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị - văn hóa - xã hội; thể hiện lòng biết ơn đối với anh hùng, liệt sĩ hải quân; góp phần bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thỏa lòng mong mỏi

Ngay khi có mặt tại tỉnh Khánh Hòa ngày 14-7, ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đến Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ông Tùng là người "mở đường" cho ý tưởng và vận động các ngành, các cấp, địa phương tham gia xây dựng Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

"Cảm giác đầu tiên của tôi là niềm xúc động đến nghẹn ngào. Bao nhiêu niềm vui sướng, tự hào dồn nén như được tháo gỡ. Tự trong tâm, tôi nghiêng mình tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì biển đảo quê hương. Tôi hình dung ra được những khuôn mặt của các anh hùng, liệt sĩ khi gặp gỡ người thân của mình" - ông Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.

Còn bà Đỗ Thị Hà (50 tuổi, vợ liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh - người đã hy sinh anh dũng cùng tàu HQ 604 trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988) bùi ngùi: "Vậy là sau 29 năm, cuối cùng, anh Doanh cũng có chốn dung thân. Hai mẹ con tôi có nơi thắp nhang cho chồng, cho cha rồi".

Bà Hà kể từ ngày liệt sĩ Doanh hy sinh, bà một mình nuôi con. Không ít lần khi nhà nước thông báo tìm được một số hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma, mẹ con bà lại thắp lên niềm hy vọng nhưng rồi người chồng thân yêu vẫn nằm dưới biển sâu.

"Từ khi khu tưởng niệm được xây dựng, năm nào mẹ con tôi cũng lên thăm xem đã hoàn thành chưa. Năm ngoái, khi tượng đài được hình thành, chúng tôi cũng lên thăm nom, hương khói rồi. Nhìn tượng đài uy nghi mà lòng tôi ấm áp hơn rất nhiều, nỗi buồn vơi bớt" - bà Hà nói.

Còn chị Trần Thị Thủy, con gái liệt sĩ Trần Văn Phương, vui mừng khi Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành. "Ba tôi hy sinh ở Gạ Ma cùng với các đồng đội. Hẳn vong linh ba vẫn còn vấn vương khi còn rất nhiều thân xác đồng đội đang nằm ở Gạc Ma. Khu tưởng niệm như phần mộ chung cho cả ba và các đồng đội. Ở đây, tôi cùng các thân nhân thật sự cảm thấy ấm áp khi được người dân cả nước đồng cảm quan tâm".

Đại tá Nguyễn Văn Dân - nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người trực tiếp chỉ huy Cụm 2 Trường Sa, có mặt ở đảo Gạc Ma vào trưa 14-3-1988 - khẳng định việc khánh thành Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma mà Tổng LĐLĐ nói riêng và nhân dân cả nước đóng góp nói chung xây dựng là điều hết sức ý nghĩa và nhân văn.

"Mong rằng với những công trình ý nghĩa như vậy, thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp thêm ngọn lửa truyền thống, vững tâm học tập, rèn luyện tốt, trang bị tốt, chiến đấu tốt để bảo vệ biển đảo Tổ quốc" - đại tá Dân nói.

Ý tưởng đã thành hiện thực

Kiểm tra công tác chuẩn bị, ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, cho biết mọi công tác đã hoàn tất cho buổi lễ khánh thành giai đoạn 1 Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của gần 100 thân nhân 64 anh hùng, liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma, hơn 30 cựu chiến binh là đồng đội của các anh và hơn 300 đại biểu đến từ các tỉnh - thành, Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Quân khu 5, Quân chủng Hải quân...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo