xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổ bệnh vì thời tiết

Ngọc Dung - Anh Thư - văn duẩn

Những ngày giáp Tết, miền Bắc bước vào đợt rét đậm kèm mưa nhỏ; miền Nam ngày nắng nóng, đêm trở lạnh. Sự thất thường của thời tiết ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân

Sáng 11-2, dù trời mưa rét nhưng phòng khám nhi Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) vẫn có rất đông phụ huynh đưa con đến khám bệnh. Bác sĩ (BS) Phạm Công Khắc, phụ trách phòng khám, cho biết thời tiết chuyển lạnh kéo dài, nhất là về ban đêm, khiến rất nhiều trẻ em đổ bệnh.

Gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ

Theo BS Khắc, những ngày qua, trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy do thời tiết thay đổi gia tăng với các biểu hiện: ho, chảy mũi, sốt, nôn, tiêu chảy... Số bệnh nhi viêm phổi cũng tăng lên rõ rệt, trong đó nhiều cháu chỉ 6-12 tháng tuổi, thậm chí có cả trẻ sơ sinh.

“Bệnh nhi hen cũng tăng bởi khi thời tiết thay đổi, rét lạnh, trẻ dễ lên cơn hen cấp… Kiểu thời tiết lạnh ẩm lúc giao mùa rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nên tới đây, số trẻ nhập viện sẽ còn tăng cao” - BS Khắc dự báo.

 

Trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh khi thay đổi thời tiết. Trong ảnh: Một bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai  Ảnh: Ngọc Dung
Trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh khi thay đổi thời tiết. Trong ảnh: Một bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai Ảnh: Ngọc Dung

 

Tại TP HCM, trẻ mắc bệnh đến khám ở khoa hô hấp của các BV nhi đông lên từ tháng 11-2014 tới nay. Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, “mùa” của bệnh hô hấp ở trẻ có thể kéo dài khoảng 1 tháng nữa tại khu vực miền Nam.

“Các bệnh hô hấp phổ biến thời điểm này có thể chia thành 2 nhóm: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và dị ứng đường hô hấp. Ở nhóm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, khoảng 70% trẻ bị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi-họng, tai giữa...). Nhóm bệnh này thường khỏi trong vòng 10-14 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và chỉ cần điều trị ngoại trú. Nhóm còn lại chủ yếu là viêm đường hô hấp dưới, nhất là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, hay gặp nhất ở những vùng khí hậu lạnh; còn viêm phổi là bệnh hô hấp gây tử vong và nhập viện hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi” - BS Tuấn lo ngại.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, cũng không nên giữ ấm quá mức vì trẻ có thể nhiễm lạnh từ chính mồ hôi của mình. Ngoài ra, thời tiết cuối đông đầu xuân cũng là mùa của virus gây bệnh sởi, tiêu chảy do Rotavius, sốt virus, tay chân miệng… Vì vậy, cần đưa trẻ đến BV ngay nếu bị sốt cao liên tục, nôn nhiều, đau đầu, co giật...

Người già dễ gặp rắc rối

Số người già ở Hà Nội đến khám, nhập viện những ngày qua cũng tăng khoảng 20%-30% so với trước. BS Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Lão khoa trung ương, cho biết tăng rõ nhất và chiếm đa số là bệnh nhân bị các bệnh về hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, đột quỵ, xương khớp - những bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết.

Theo BS Trung Anh, đối với người cao tuổi, để phòng tránh bệnh, nên giữ ấm cổ, chân; khi đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang. Những người có thói quen tập thể dục buổi tối hay sáng sớm vẫn nên duy trì đều đặn nhưng phải mặc ấm, không nên ra đường quá sớm hay quá muộn. Với những người có bệnh mạn tính, phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, chú ý luôn giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, ăn uống phải đủ chất, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, cần uống đủ nước từ 1,5-2 lít/ngày để quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không bị ngưng trệ.

Với thời tiết ngày nóng đêm trở lạnh ở phía Nam, các BS lão khoa khuyến cáo đây là thời điểm người cao tuổi dễ gặp rắc rối bởi các vấn đề tim mạch và hô hấp. “Thời tiết lạnh khiến mạch máu bị co lại, tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi. Các cụ cần thức dậy và đi tập thể dục trễ hơn hoặc có thể vận động nhẹ nhàng trong nhà để tránh nhiễm lạnh” - ThS-BS Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ, Phó trưởng Khoa Lão học BV Nhân dân Gia Định (TP HCM), khuyến cáo.

BS Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Thống Nhất (TP HCM), lưu ý thời tiết lạnh cộng với thực đơn ngày Tết giàu đạm, đường, thậm chí có cả bia rượu, có thể khiến bệnh nhân lớn tuổi dễ đối diện những cơn tăng huyết áp. Ngoài ra, người bị bệnh nội tiết như đái tháo đường, gút cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng trong những ngày này.

 

Dịp Tết: Tiết trời dễ chịu hơn

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết ở khu vực Đông Bắc Bộ, từ 23 tháng chạp đến hết 30 Tết (18-2), thời tiết sẽ ấm dần lên, nhiệt độ tăng mạnh, về đêm se lạnh. Mùng 1 Tết (19-2), khu vực này sẽ đón một đợt không khí lạnh tràn xuống. Tuy nhiên, đợt không khí lạnh này có cường độ yếu nên nền nhiệt không giảm sâu, chỉ ở mức se lạnh, kèm theo mưa phùn nhỏ, người dân sẽ thấy rõ tiết trời mùa Xuân. Từ mùng 5 Tết cho đến rằm tháng giêng, thời tiết miền Bắc chuyển sang giai đoạn ấm.

Riêng khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, những ngày Tết thời tiết khá nóng vào ban ngày, ở mức 30-33 độ C nhưng về đêm mát mẻ hơn, khoảng 21-24 độ C.

Theo ông Hải, sẽ không có hiện tượng băng tuyết xảy ra ở một số điểm vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sìn Hồ (Lai Châu) vào dịp Tết năm nay.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo