xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng buộc chúng em chạy theo thành tích giáo dục

Bà Trương Thị Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, cho rằng những thông điệp mà các em trên khắp vùng miền mang đến diễn đàn là những nguyện vọng, nhu cầu chính đáng mà theo công việc, thẩm quyền các cấp lãnh đạo cần lắng nghe. Nhưng điều quan trọng nhất là phải từng bước đáp ứng những nguyện vọng và tâm huyết của các em, đặc biệt là quyền được đến trường đi học

 

Anh Đào Ngọc Dung-Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương:

Sẽ tạo thêm các cơ hội để các em bày tỏ ý kiến của mình

Ngay sau diễn đàn này, Hội đồng Đội Trung ương sẽ có nhiều biện pháp cụ thể để tạo cơ hội cho các em được thể hiện quyền của mình trong học tập và sinh hoạt. Tạo ra các cơ hội để các em có thể bày tỏ ý kiến của mình đối với thầy cô giáo, nhà trường và gia đình của mình. Mặt khác, cần phải giáo dục các em hiểu rõ bổn phận của chính các em trong học tập chứ không chỉ là đòi hỏi quyền lợi.

Sau ba ngày tập hợp các ý kiến và trao đổi, thảo luận nhóm,  chiều 20-8, tại hội trường khách sạn La Thành, Hà Nội, 161 em từ 13 nhóm trẻ của 11 tỉnh, thành trong cả nước đã có cuộc đối thoại với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành. Hơn 50 khách mời của Chính phủ, 28 khách mời của tổ chức phi chính phủ, Liên Hiệp Quốc và đại sứ quán, gần 60 khách mời của Liên minh Các tổ chức cứu trợ trẻ em, Bộ GD-ĐT... đã tham dự cuộc đối thoại.

Những câu hỏi khó...

Ngay ở những câu hỏi mở đầu, một học sinh ở vùng nông thôn Thanh Hóa đã nhận được những tràng vỗ tay vang dậy bày tỏ sự đồng tình và nỗi băn khoăn trước thực trạng: “Học sinh nông thôn chúng cháu đi học đã khó, nói gì đến học thêm, vậy mà khi thầy cô giáo tổ chức dạy ngoài, hết bắt buộc lại dọa nạt... Xin các cô chú lãnh đạo cho cháu biết dạy thêm có rất cần thiết như thầy cô trường cháu nói không?”. Tiếp đó, đại diện cho nhóm trẻ Sông Trà, Quảng Ngãi lại cho rằng không biết các bác, các cô làm chính sách có mâu thuẫn không khi yêu cầu thực hiện chương trình phổ cập bậc trung học cơ sở (THCS) nhưng lại thu học phí của học sinh THCS. Em Lý Mán Mẩy, dân tộc Dao (huyện Sapa, Lào Cai), lại đặt ra câu hỏi và cũng là mơ ước của nhiều học sinh thiểu số vùng cao: Bao giờ học sinh chúng cháu có một trường trung học phổ thông  nội trú ngay tại huyện mình thay vì phải lên tận tỉnh như hiện nay? Đại diện nhóm Bồ Câu Trắng (Thanh Hóa) day dứt trước thực tế mà chính người lớn cũng chưa trả lời được: Cùng là trẻ em trên đất nước Việt Nam nhưng tại sao trẻ em nông thôn lại quá thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa ở thành thị về học tập cũng như vui chơi giải trí? Nhóm Vòng Tay Tuổi Thơ (TPHCM) đi vào một vấn đề mà hầu hết trẻ em nhập cư ở các đô thị lớn đều vướng phải: Không có hộ khẩu, giấy khai sinh thì không được học ở trường công lập... Hàng loạt vấn đề khác như trẻ khuyết tật học chung với các bạn bình thường, sách giáo khoa và phương tiện tiện ích cho trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật vận động..., trẻ vào đời sớm ở các mái ấm, nhà mở... cũng được các em đặt ra cho các nhà lãnh đạo tại diễn đàn.

...Và lời giải chưa thỏa mãn

Phần lớn những câu hỏi trên đều dành cho Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai. Bà cho biết: Thay mặt cho những người làm công tác giáo dục trong cả nước trân trọng tiếp thu những ý kiến của các em. Thực ra, chính những yêu cầu của các em cũng là mong muốn của ngành để môi trường giáo dục từng bước từng bước hoàn thiện dần. “Ngay tại diễn đàn, với từng câu hỏi cụ thể, tôi chưa trả lời chính xác được và cũng có thể chưa làm thỏa mãn tất cả những nguyện vọng của các em. Nhưng chúng tôi sẽ ghi lại từng trường hợp cụ thể, đến tận nơi, tận trường để tìm hiểu”. Bà Mai đã trực tiếp ghi nhận hai ý kiến về việc nhà trường tổ chức học thêm quá nhiều, đối xử thiếu công bằng giữa các học sinh, và hứa sẽ trực tiếp xem xét.

Bà Minh Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục, cũng đưa ra những giải đáp về thiết bị dạy và học, về chương trình, sách giáo khoa cho trẻ khiếm thị. Theo bà Phương, dường như sự chăm lo dành cho học sinh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những hạn chế.

Đối thoại với các nhà lãnh đạo, đưa ra thông điệp bằng văn bản, bằng hình vẽ và bằng nhạc kịch..., thế hệ trẻ em VN hôm nay đã thể hiện một tầm nhìn khá hoàn chỉnh về bức tranh giáo dục. Đấy không chỉ là những khó khăn vất vả, những thiếu thốn về điều kiện, phương tiện học tập mà còn là những hình ảnh chưa đẹp về môi trường học đường: nạn quay cóp, đua đòi, chạy theo thành tích, chạy điểm... Nhưng vượt lên hơn cả, các em đều hướng chung về mơ ước: Tất cả trẻ em VN đều được đến trường!

Khánh Sơn – Phương Anh


Bức thông điệp từ diễn đàn

1. Thầy cô giáo có đủ trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy.

2. Thầy cô giáo không nên chạy theo thành tích, không áp đặt học sinh.

3. Thầy cô hãy hiểu, lắng nghe và thông cảm với học sinh. Công bằng, không thiên vị, không quát mắng và không có hình thức phạt nặng.

4. Thầy cô giáo có kiến thức nhiều hơn về địa phương, vùng miền và các đối tượng, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

5. Chúng em không bị bắt buộc phải học thêm nhiều, đề kiểm tra trên lớp không trùng với đề dạy học thêm.

6. Có đủ giáo viên dạy các lớp, đủ đồ dùng giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh.

7. Có chương trình giáo dục toàn diện nhưng không quá nặng, quá khó đối với học sinh, lý thuyết cần đi đôi với thực hành, chương trình cần phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng học sinh. (Đối với vùng lũ: Nghỉ lũ thay cho nghỉ hè).

8. Tổ chức thi cử nghiêm túc.

9. Xây thêm và nâng cấp để trường lớp khang trang sạch đẹp, đầy đủ ánh sáng, có đủ phòng học, thư viện, các phòng chức năng với đầy đủ dụng cụ, có khu nội trú cho các bạn ở xa.

10. Người lớn cần quan tâm hơn đến việc học của trẻ em, không trọng nam khinh nữ.

11. Cha mẹ cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng học tập, có thái độ đúng đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

12. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi về cách phòng tránh các tệ nạn xã hội.

13. Có thêm chính sách ưu tiên cho trẻ khuyết tật, trẻ lao động sớm trong học tập và việc làm khi đã học xong.

14. Có chính sách hỗ trợ những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, di cư tự do để tất cả các em có giấy khai sinh và đi học bình thường.

 15. Các bác lãnh đạo nên lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các em.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo