xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng quên “Xin Chào”!

Lê Trường

Dư luận cảm thấy ấm lòng khi nghe tin viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu cấp dưới đình chỉ vụ án “Kinh doanh trái phép” xảy ra ở quán quán cà phê “Xin Chào” do ông Nguyễn Văn Tấn làm chủ.

Ngoài ra, còn yêu cầu đình chỉ bị can đối với ông Tấn, đồng thời tiến hành công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho công dân này theo quy định của pháp luật.

Ấm lòng vì một kết thúc có hậu không chỉ riêng ông Tấn mà cả cho những người dân nghèo đã và đang đau đáu mong chờ tinh thần thượng tôn pháp luật trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tất nhiên, các kiểm sát viên và lãnh đạo VKSND huyện Bình Chánh, TP HCM trực tiếp tiến hành tố tụng trong vụ án trên sẽ bị kiểm điểm, xử lý do hành vi vi phạm pháp luật của họ.

Từ câu chuyện “dở khóc dở mếu” của ông chủ quán Xin Chào buộc mọi người phải nghĩ đến khái niệm “tự do” được ví là tài sản vô giá của con người và xã hội mà pháp luật bảo vệ, chế định. Tuy nhiên, trong vụ án này, các cơ quan hữu trách của huyện Bình Chánh đã xem pháp luật là sở hữu của riêng mình và sử dụng nó như một thứ dây trói

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quan niệm mục tiêu của pháp luật là giữ gìn trật tự trị an xã hội. Đây là cách nghĩ đơn giản, thậm chí làm tầm thường hóa vai trò của pháp luật. Bởi lẽ, sứ mệnh của pháp luật là bảo đảm phát triển quyền tự do của con người. Nếu pháp luật được thực thi bởi những người không có tinh thần thượng tôn như trường hợp của Công an huyện Bình Chánh và VKSND đồng cấp trong “vụ án Xin Chào” thì vô hình trung pháp luật sẽ trái với ý chí xã hội, triệt tiêu các giá trị tự do.

Từ vụ án không giống ai này, người ta liên tưởng đến hàng loạt vụ xây dựng trái phép đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian dài nhưng chẳng thấy cơ quan công quyền nào để mắt tới. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Cái quán của ông Tấn nhỏ bé thế mà sao làm lớn chuyện đến vậy, trong khi tòa nhà 8B Lê Trực sừng sững giữa thủ đô lại không ai thấy, đến khi báo chí lên tiếng mới bị xử lý? Mới đây, truyền thông cũng phản ánh việc lãnh đạo xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội xây nhà hoành tráng trên đất dịch vụ nhưng vẫn bình an, trong khi nhà của dân thì bị cưỡng chế. Phải chăng ngoại lệ của việc thượng tôn pháp luật chỉ dành cho người có quyền?

Nhà nước đã và đang khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân mưu cầu hạnh phúc bằng việc làm lương thiện, chính đáng. Do vậy, những người được giao trọng trách thực thi pháp luật phải công minh, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người dân để họ tìm kiếm cơ hội ấm no, sung túc chứ không phải tước đi của họ sự tự do trong việc tìm kiếm các cơ hội.

Bên cạnh pháp luật là đạo đức. Phải xem vụ này như một bài học lớn, không thể nào quên đối với những người được giao trách nhiệm thực thi công vụ, đó là không chỉ cứng nhắc trong phạm vi những tội hình mà còn phải biết đối xử giữa người với người một cách có văn hóa, nhân hậu, nghĩa tình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo