xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dung túng cho tham nhũng?

Thế Dũng

Điểm C, khoản 3, điều 39 trong dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến tại hội trường ngày 16-6 đã nêu những trường hợp được miễn tử hình.

Trong đó, người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì được miễn hình phạt này.

Thẩm tra đề xuất có tính “nhân văn” trong điều 39 của dự luật, Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng trong điều kiện duy trì hình phạt tử hình thì quy định những trường hợp không thi hành án tử phải cân nhắc thận trọng để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Ủy ban Tư pháp nhận thấy quy định này thiếu cụ thể, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau, không bảo đảm tính khả thi và không được sự đồng tình của xã hội.

Tại phiên thảo luận của QH, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Nguyễn Doãn Khánh kiến nghị phải giữ lại các tội danh tham ô, nhận hối lộ là các tội danh nặng nhất của tội tham nhũng để có mức án tử hình. Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) đề nghị bỏ điểm C, khoản 3 điều 39 bởi theo ông, sự “mở cửa” này là không công bằng với các tội tử hình khác, trong khi tham nhũng hiện là quốc nạn, lũng đoạn đất nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Trước đó, tại phiên chất vấn ngày 13-6, giải đáp lo lắng của đại biểu QH về tình hình tham nhũng làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước, gây bức xúc xã hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng công bố năm 2014 đã điều tra, xét xử 256 vụ tham nhũng với 593 bị can, tăng 25 vụ và 25 bị can. Tài sản tham nhũng được thu hồi năm 2013 chỉ đạt trên 10%, năm 2014 trên 22%.

Để ngăn chặn quốc nạn tham nhũng, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho rằng phải có hình phạt nghiêm khắc hơn thay vì làm ngược lại như dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Áp dụng điều luật nêu trên nghĩa là bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng và nhân dân chắc chắn sẽ không đồng tình. Như vậy chẳng khác nào dung túng, bao che cho tham nhũng.

Giải trình về hạn chế hình phạt tử hình, Chính phủ nhìn nhận nhiều biện pháp đấu tranh với nạn tham nhũng chưa có hiệu quả. Bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - 2 tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất - là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến hiểu nhầm là pháp luật nương tay với quan chức tham nhũng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo