xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường sắt: Nhà nước “ôm”, tư nhân ngại vào

Thế Dũng

Do chưa tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên ngành đường sắt chưa tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế kêu gọi đầu tư

Ngày 12-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và dự án Luật Thủy lợi.

Băn khoăn đường sắt tốc độ cao

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) quy định theo hướng nhà nước đóng vai trò chính trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao nhằm kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và các phương thức vận tải khác. Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông thông tin: “Sau khi bị QH bác vào năm 2010 và yêu cầu làm rõ hiệu quả của dự án đường sắt tốc độ cao và lộ trình đầu tư, phương án huy động nguồn lực nhà nước và tư nhân, Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu dự án tiền khả thi. Theo đó, phấn đấu đến năm 2018 sẽ trình Chính phủ về lộ trình, nguồn lực đầu tư và nếu được thông qua thì trình ra QH thông qua chủ trương trước năm 2020. Sau năm 2020, xây dựng tuyến thí điểm, có thể từ TP HCM đến Long Thành, rồi sẽ làm tiếp đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh… theo lộ trình nối dài đường sắt cao tốc từ Bắc vào Nam. Còn tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao”.

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn nguồn tài chính và lộ trình thực hiện cũng như những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao. Cơ quan soạn thảo đánh giá quy định về nhiệm vụ quản lý nhà nước về đường sắt chưa được tách bạch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt. Chính điều này dẫn đến việc chưa tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Ủy ban này tán thành với ban soạn thảo, cần tách bạch rõ hơn giữa quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ủng hộ có đường sắt tốc độ cao nhưng Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng băn khoăn về kinh phí đầu tư, cần có một nguồn lực rất lớn trong khi hiệu quả chưa được làm rõ. “Đường sắt tốc độ cao có thu hút được hành khách không, có cạnh tranh nổi với các dịch vụ vận tải khác, đặc biệt với ngành hàng không? Người dân đi chân đất, đến tàu hàng còn chưa được đi, nói gì tàu cao tốc” - bà Phóng nói.


Năng lực vận chuyển của ngành đường sắt sụt giảm do hạn chế đầu tư, cạnh tranh kém. Ảnh: Tấn Thạnh

Năng lực vận chuyển của ngành đường sắt sụt giảm do hạn chế đầu tư, cạnh tranh kém. Ảnh: Tấn Thạnh

Phải làm rõ yếu kém

Tại phiên họp, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ QH thẳng thắn đánh giá lĩnh vực đường sắt hoạt động kém hiệu quả nhất trong ngành giao thông. Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt vấn đề thị phần vận tải đường sắt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng vận tải toàn ngành và đang có xu thế giảm dần, từ 1,3% năm 2008 xuống còn 0,7% năm 2012 và tiếp tục giảm trong những năm qua.

Thừa nhận thị phần vận tải đường sắt liên tục giảm từ năm 2008 đến nay, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng điều này có nguyên nhân do sức cạnh tranh còn hạn chế so với các loại hình vận tải khác. Như năm 2014 và 2015, vận tải hành khách đạt 11,2 triệu khách, giảm so với trước rất lớn. Hàng hóa thị phần cũng chỉ chiếm 0,39%-0,4%.

Theo ông Đông, nếu sửa đổi luật sẽ tách hạ tầng cho thuê tuyến để khai thác, thu hút tư nhân vào dịch vụ đầu máy toa xe, còn nhà nước chỉ lo phần hạ tầng. “Hiện chưa có tuyến tư nhân đầu tư vì nhà nước đang giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý khai thác nên khi sửa luật kêu gọi tư nhân sẽ tăng được thị phần” - ông Đông nhận định.

Không hài lòng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng vừa qua, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có sai phạm và hoạt động không hiệu quả là do vừa lo quản lý kết cấu hạ tầng vừa lo kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ phải sớm cho biết kết quả tái cơ cấu lĩnh vực đường sắt ra sao, định hướng tái cơ cấu như thế nào? “Tại sao cùng lĩnh vực giao thông nhưng ngành hàng không phát triển nhanh còn đường sắt lại chậm? Có nước nào xả thẳng vệ sinh như Việt Nam không? Chúng ta đề nghị cấm đổ phế thải ra đường sắt, vậy có cấm kinh doanh đường sắt mà xả thải thẳng ra đường như vậy không?”- bà Nga đặt vấn đề.

Bà Nga đồng tình việc phải cải tổ và đột phá trong lĩnh vực đường sắt nhưng cho rằng ngành GTVT phải thẳng thắn báo cáo QH về sự yếu kém của đường sắt là do luật hiện hành bất cập hay nguyên nhân khác? “Cần đánh giá khách quan để sửa đổi, chứ đừng có đổ cho luật không tốt” - bà Nga nhấn mạnh.

Phí thủy lợi đổi thành giá dịch vụ thủy lợi

Nội dung đáng chú ý nhất của dự án Luật Thủy lợi là chuyển từ phí thủy lợi sang giá dịch vụ thủy lợi. Cho ý kiến về dự án luật này, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn với những công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng, dân đã bỏ tiền đầu tư rồi thì việc cung cấp dịch vụ, giá sẽ như thế nào? Ngoài ra, trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ cũng cần được làm rõ. “Cơ sở hạ tầng đầu tư rồi, phải bỏ tiền ra mua lại thì người dân mới chịu. Rồi trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ thế nào, phải cam kết có đền bù chứ không khi hạn hán lại đổ tại do trời. Cần làm rõ kẻo sau này áp lực với quản lý nhà nước” - ông Phúc nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo