xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường trên cao “tắc” vì vốn

THÀNH ĐỒNG

Theo quy hoạch, 5 tuyến đường trên cao sẽ được thực hiện, giải quyết một phần bài toán ùn tắc giao thông cho TP HCM

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM cho rằng sau khi được thực hiện, dự án sẽ từng bước giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, rút ngắn thời gian lưu thông và thuận tiện cho người dân các vùng lân cận cũng như các khu vực có tuyến đường đi qua.

Nhà đầu tư bỏ chạy

Dự án 5 tuyến đường trên cao nằm bao bọc quanh TP HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007.

Theo đó, đường trên cao số 1 có tổng chiều dài 9,5 km, trên đường Cộng Hòa - Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện - Hoàng Văn Thụ - Phan Xích Long nối dài - Điện Biên Phủ… Đường trên cao số 2 có chiều dài 11,8 km đi qua địa bàn các quận 3, 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân. Đường trên cao số 3 đi qua các quận 1, 3, 4, 5, 8, 10 và huyện Bình Chánh. Đường trên cao số 4 đi qua các quận 12, Bình Thạnh, một phần quận 1. Đường trên cao số 5 đi qua các quận Thủ Đức, Bình Tân, 12 và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh.

Như vậy, nếu theo quy hoạch này, dự án đường trên cao sẽ đi qua hầu hết các quận, huyện trên địa bàn TP HCM.

Ùn tắc trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh,TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ùn tắc trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh,TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một đơn vị nước ngoài đã tham gia đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), quy mô dự án với 4 làn xe, tổng số vốn khoảng 340 triệu USD. Tuy nhiên, không bao lâu sau, đơn vị này cho biết phải dừng dự án vì theo tính toán của họ, số tiền thu phí không đủ để hoàn vốn. Năm 2009, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) cũng đề xuất bỏ ra 36.694 tỉ đồng để đầu tư xây dựng dự án đường trên cao số 5... nhưng không biết vì lý do gì cũng “bỏ của chạy lấy người”.

Trước đó, một đơn vị khác yêu cầu được đầu tư dự án đường trên cao số 4 từ ngã tư Bình Phước (giao Quốc lộ 1 và Quốc lộ 13) vượt sông Sài Gòn - đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ kết nối vào tuyến đường trên cao số 1 dài khoảng 9,6 km, kinh phí gần 14.000 tỉ đồng nhưng rồi thoái lui vì phí đền bù giải tỏa quá cao…

Cuối tháng 12-2015, Sở GTVT trình UBND TP đồng ý cho liên danh gồm 4 nhà đầu tư triển khai dự án xây dựng đường trên cao số 5 theo hình thức BOT, dài hơn 30 km, rộng 17,5 m với 4 làn xe. Đường trên cao số 5 chạy dọc theo Quốc lộ 1, điểm đầu tại nút giao Trạm 2 (quận Thủ Đức) và điểm cuối tại nút giao Tân Tạo (quận Bình Tân). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 19.700 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa nhúc nhích.

Nên điều chỉnh lại dự án

PGS-TS Phạm Xuân Mai, Khoa Kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng trong điều kiện quỹ đất của TP không còn, không thể mở thêm đường thì việc phát triển đường trên cao, đường hầm là rất cần thiết. Tuy nhiên, nên thiết kế phù hợp với cảnh quan, kiến trúc TP. Đặc biệt, TP cần khuyến khích tư nhân đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời phải có các chính sách hấp dẫn đối với nhà đầu tư thì dự án mới thành công.

Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, dự án đường trên cao là bài toán tối ưu cho TP. Thế nhưng, do để thời gian quá dài nên dự án rất khó thực hiện vì số tiền giải phóng mặt bằng quá cao. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn đổi cơ sở hạ tầng lấy đất, trong khi quỹ đất của TP không còn nhiều. Từ đó, để các nhà đầu tư bỏ một khoản vốn lớn để thực hiện dự án công cộng như đường trên cao là rất khó.

“TP nên đều chỉnh lại dự án, thậm chí cắt khúc từng đoạn để thực hiện, may ra có hy vọng” - TS Phạm Sanh nhận định. Ngoài ra, ông Sanh cho rằng cần tiến hành thực hiện dự án ở một số khu vực cần thiết trước để tập trung giải quyết dứt điểm. Đồng thời, TP phải thực tế một chút để đưa ra dự án khả thi, đừng vẽ vời nhiều quá và cần điều chỉnh quy hoạch dự án để phù hợp với đô thị mới cũng như túi tiền của nhà đầu tư.

Trong khi đó, đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết hiện nay, dự án đường trên cao vẫn còn nằm ở mức chủ trương và một số đơn vị cũng có ý định đầu tư nhưng đang gặp vướng mắc là nguồn vốn quá lớn. “TP cũng thấy được tác dụng của đường trên cao nhưng nguồn vốn đang hạn hẹp nên phải tính toán kỹ đầu tư những dự án nào trước, dự án nào sau” - ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở GTVT, thông tin.

1.702 tỉ đồng mở rộng cầu đường Bình Triệu 2

Nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, Sở GTVT vừa kiến nghị UBND TP phương án đầu tư xây dựng các tiểu dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm, nút giao thông Ngã năm Đài Liệt sĩ và cầu Ông Dầu thuộc dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 giai đoạn 2, theo đề xuất từ Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (Công ty CII).

Theo đó, cho phép Công ty CII đầu tư khoảng 1.702 tỉ đồng để thực hiện dự án. Số tiền này, Công ty CII sẽ thu hồi thông qua việc thu phí giao thông tại các trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Triệu 2 hiện hữu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo