xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh (tiếp theo)

Nguyễn Ngọc Bích

Quan niệm: Thụt quả bi da.- Tôi cho rằng việc khai thác cơ hội mới nên dựa theo hai nguyên tắc: Một là, thúc đẩy nội lực tự sinh của dân chúng để họ phát triển theo hướng đi chung của lợi ích quốc gia. Hai là, xác định một thành phần chủ chốt để tập trung tác động. Hai nguyên tắc này giống như một người chọn quả banh đánh bi da vậy.

Trong sự phát triển kinh tế, ta biết hai điều: Thứ nhất, trong sản xuất, khi có một thành phần đầu tư sản xuất thì việc họ làm sẽ thúc đẩy một thành phần khác đáp ứng (người bán sẽ tạo ra người mua) và khi hai thành phần này tương tác thì có thành phần thứ ba ăn theo (người lái xe ôm chở hàng của người bán sang người mua). Người ta gọi các người trên theo thứ tự là người đầu tư khởi xướng, đáp ứng và ăn theo. Kích một anh sẽ tạo ra hai anh khác. Thứ hai, dịch vụ không tự nó xuất hiện và phát triển (trừ các tệ nạn xã hội). Nó tăng hay giảm tùy tình hình mua bán và tiêu thụ hàng hóa, tức là đời sống có cao hay không. Do đó, chính sách phát triển không nên nhắm vào dịch vụ mà vào sản xuất. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến những chính sách đã có sẵn, hiệu quả hiện thời của nó để mà nhập vào hay loại ra khỏi chính sách phát triển mới.

Với quan niệm như thế, chúng tôi xin trình bày ba điểm: (i) tác động tự nhiên về kinh tế của con đường, (ii) làm sao để phát huy nội lực tự sinh của dân chúng theo quyền lợi quốc gia và (iii) đề nghị một vài biện pháp.

Tác động kinh tế tự nhiên của con đường

Khi con đường đã nối kết các địa điểm khác nhau trong nước thì dù không ai làm gì cũng có những tác động kinh tế dưới đây xảy ra; chúng làm kinh tế phát triển và đi theo nó là tình trạng xã hội.

Một là, thời gian di chuyển giữa các địa phương khác nhau ngắn đi, đó là một cái lợi về chi phí tiền bạc và thời gian không chỉ cho dân chúng mà cho cả chính quyền.

Hai là, sự trao đổi hàng hóa giữa các nơi vừa được nối kết với nhau sẽ gia tăng. Người có nhiều hàng hóa ở vùng này sẽ đem lên bán ở những vùng khác. Kết quả là nơi bán sẽ gia tăng mức sản xuất và nơi mua có loại hàng hóa mình cần. Do cơ cấu sản xuất hiện có, hàng hóa sẽ đi từ vùng nhiều lên ít, và để phân biệt ta gọi nơi đem hàng lên bán là miền xuôi, nơi tiêu thụ hàng là miền ngược.

Ba là, một số cơ sở cung cấp dịch vụ thông thường sẽ được thiết lập trên suốt mạng đường sá (cây xăng, quán ăn, trạm sửa chữa...).

Bốn là, sự giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược sẽ làm cho cách giao dịch, buôn bán của miền này xâm nhập vào miền khác và miền nào có cách làm tiện lợi hơn thì sẽ được miền kia bắt chước. Một nơi sẽ vô tình thay đổi cách làm của nơi khác và nơi bị ảnh hưởng sau một thời gian sẽ thay đổi luôn cách nghĩ. Như thế ảnh hưởng văn hóa của miền đã nghĩ ra cách làm thuận tiện (gọi là cách làm văn minh) sẽ lây lan sang miền kém văn minh. Sự phát triển của các siêu thị là một thí dụ.

Xin gọi những sự thay đổi ở trên là phát triển theo nội lực tự sinh, vì chúng bắt đầu do đòi hỏi và khả năng tự nhiên của con người, không cần sự can thiệp của chính quyền; giống như quả bóng bi da vậy. Đặc điểm của nội lực tự sinh là nó do sự thuận tiện và lợi ích riêng tư của cá nhân thúc đẩy. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển vừa nêu thì thành phần chính tạo ra nội lực tự sinh là các cơ sở ở miền xuôi. Tuy nhiên sự phát triển ấy lên đến một mức nào đó thì sẽ bị chậm lại, nếu không có những biện pháp thích ứng thúc đẩy; hoặc nếu còn tiếp tục thì nó sẽ trở thành tự phát.

Làm sao để phát huy nội lực tự sinh của dân chúng theo quyền lợi quốc gia?

Sự phát triển ở bước kế tiếp có thể diễn ra như thế này: Người miền xuôi phải đầu tư mở rộng sản xuất để tiếp tục bán hàng với số lượng ngày càng nhiều hơn. Họ cần tiền và lao động. Người miền ngược phải khai thác thêm tài nguyên để có hàng trao đổi với miền xuôi. Ở đây có thể có hai khả năng xảy ra trên miền ngược. Một là, mọi người đều gia tăng sản xuất. Hai là, một số người gia tăng còn một số bỏ về miền xuôi. Miền ngược vốn đã thiếu vốn nay thiếu người thì việc tự nhiên xảy ra là một số người có vốn thấy cơ hội làm giàu nhanh sẽ lên miền ngược khai thác một cách bừa bãi, bất chấp mọi lợi ích, trừ cái của họ. Tiền vào như nước, họ sẽ tạo ra những tệ nạn xã hội và rồi thói quen coi thường luật pháp sau này (hái trộm cà phê bằng cách chặt luôn cả cây). Hậu quả lâu dài không chỉ là khôi phục tài nguyên mà sẽ không ai muốn lên miền ngược để làm ăn lớn.

Muốn ngăn chặn sự tự phát thì ngay từ đầu phải biến đổi người địa phương ở miền ngược thành nhà đầu tư khởi xướng; rồi những ai sẽ lên đó cũng sẽ trở thành như vậy. Cách làm cho hai loại người khác nhau. Với người đầu, Chính phủ trợ cấp cho tất cả; với người sau tùy trường hợp. Việc này sẽ làm nản lòng các tay “tư bản phá hoại”. Nhà đầu tư khởi xướng ở miền ngược sẽ mua bán với miền xuôi, người sau trở thành nhà đầu tư đáp ứng. Đó sẽ là một sự phát triển cân bằng. Tuy nhiên, nếu chỉ làm với hai loại người này thì chưa đủ mà còn phải lôi kéo thêm nhiều loại người nữa. Để làm được, chính quyền phải có một cái nhìn rộng và một chính sách thoáng. Và đầu tiên là trả lời câu hỏi cổ điển quản lý cái gì để thúc đẩy nội lực tự sinh của những người liên quan.

Những người liên quan ở giai đoạn hai sẽ là các chủ nông trang, các doanh nghiệp trong nước về chế biến, cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp có vốn nước ngoài mà sẽ mở cho ta thị trường quốc tế ổn định. Khi chính sách đã tác động vào dân địa phương thì sự thành công của họ sẽ lôi kéo người miền xuôi lên, có gia đình hay không; những người sau sẽ từ từ lôi kéo các chủ nông trang rồi các doanh nghiệp. Cứ người trước kéo người sau. Khi có nhiều người theo nhau như thế thì chúng ta phải biết rằng chính giới chủ nông trang và doanh nghiệp mới làm thay đổi nền kinh tế khu phía Tây; chỉ có họ mới bảo đảm được một sự khai thác tài nguyên theo lợi ích quốc gia trong đó có chính họ và với một quy mô lớn; còn đối với dân địa phương và dân miền xuôi điều làm được chỉ là giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho họ. Kỳ vọng đặt vào nơi họ chỉ ít ỏi như thế, nhưng không có họ không xong; bởi vì họ đóng vai trò tâm lý, là bằng chứng về tình hình địa phương, về các yếu tố sản xuất, cho các doanh nghiệp nhìn vào để quyết định đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo