xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GDP tăng 6,03% là số đúng!

Thế Dũng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định như vậy khi nhiều đại biểu phân vân về GDP quý I/2015 khá cao.

Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội (QH) ngày 24-4 đã tiến hành thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015.

Mừng nhưng vẫn lo

Trình bày báo cáo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết: Quý I/2015, tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả, điển hình tăng trưởng GDP ước đạt 6,03%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2011 trở lại đây.

Đại biểu (ĐB) QH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) hứng khởi với báo cáo “khí thế và triển vọng tốt” trong quý I nhưng vẫn phân vân “kết quả tốt đẹp như vậy là do cơ chế hay do cơ cấu”. Theo ông Kiêm, hiện có 2 luồng tư tưởng, “một là choáng, bất ngờ; hai là kết quả ấy đương nhiên do cơ chế và cơ cấu của chúng ta đã được tháo gỡ”. Thực tế, doanh nghiệp (DN) phá sản, khó khăn vẫn rất lớn, vậy mà tăng trưởng vẫn tốt.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn bộc bạch có ý kiến nghi ngờ về số liệu thống kê kinh tế khởi sắc; nghi ngờ cả việc triển khai xã hội hóa một số công trình, nhà ga lớn. Vì vậy, cần chú ý đến công tác truyền thông, giải thích cho dân hiểu. Ông đề nghị ngay tại kỳ họp này, Chính phủ nên báo cáo và QH có thể thảo luận để làm rõ.

Giải mối băn khoăn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định về số liệu quý I/2015, GDP tăng 6,03%, “các bộ trưởng có dùng từ hơi choáng chỉ là cách nói. Đó là số đúng, tôi chỉ đạo Tổng cục Thống kê làm kỹ, vì thấp có khi không sao chứ cao thì kiểu gì cũng bị đặt vấn đề”.

 

Không có thương lái thu mua, dưa hấu của nông dân Quảng Ngãi hư hỏng ngoài đồng  Ảnh:  Tử Trực
Không có thương lái thu mua, dưa hấu của nông dân Quảng Ngãi hư hỏng ngoài đồng Ảnh: Tử Trực

 

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nói nhiều làm ít

Tại phiên họp, sự bế tắc đầu ra của nông sản được nhiều ủy viên UBKT đặt lên bàn thảo luận. ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi tiến độ cổ phần hóa các DN trong lĩnh vực này rất chậm.

Cùng mối lo, ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) nói thẳng: “Tái cơ cấu nông nghiệp nói rất nhiều. Tôi đọc tất cả các đề án thì đều nói ngay đầu bài nhưng giải pháp thế nào thì không thấy, vẫn còn nguyên như vậy. Tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuộc sớm, đừng để nông dân trồng mắc ca như một phong trào. Nếu trồng lên vài trăm ngàn hecta ắt sẽ có tai vạ. Cả thế giới mới có 80.000 ha, nó chọn đất ghê gớm lắm, mình đừng làm theo phong trào”.

Đáng chú ý, ông Lịch kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thấu đáo để có chính sách phù hợp với thực tế các DN đại gia đang bắt đầu đổ vốn lớn đầu tư vào nông nghiệp.

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) kiến nghị Chính phủ khẩn trương đánh giá đầy đủ về tình hình sản xuất nông nghiệp bởi đang có quá nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp như quy hoạch sản xuất không rõ ràng; mô hình sản xuất chậm đổi mới; phụ thuộc vào xuất nhập khẩu… Do đó, nên sớm triển khai mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và nhà nước làm tốt hơn nữa trong việc giúp nông dân biết trồng cây gì, nuôi con gì.

 

Bế tắc chống nhập siêu từ Trung Quốc

Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, “bóng ma” nhập siêu đang quay lại khi trong 4 tháng đầu năm đã nhập siêu trên 3 tỉ USD. Ông Lịch đề nghị Chính phủ có chương trình tổng thể nhiều năm để tái cân bằng quan hệ xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Cùng ý này, Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Giàu và một số ĐB lo ngại thương mại với Trung Quốc mới dừng lại ở việc giải quyết lợi ích trước mắt nhưng chưa có biện pháp lâu dài.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận: Chính phủ đã có nhiều chương trình hành động để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng chúng ta chắc chắn vẫn phải nhập siêu bởi tính tự nhiên của thị trường. Trung Quốc xuất khẩu nhiều nguyên liệu giá rẻ, đầu vào cho các ngành sản xuất; trong khi hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo