xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải cứu cửa ngõ TP HCM

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Dù đang rơi vào thế khó nhưng TP HCM vẫn tìm cách xoay xở để giải cứu giao thông ở các cửa ngõ

Không đợi đến các ngày lễ, cứ vào cao điểm đi lại là các cửa ngõ ra vào TP HCM từ hướng Đông cho tới hướng Tây đều rơi vào cảnh ùn ứ. Tình trạng này đã diễn ra cả chục năm nay.

Cửa nào cũng nghẹt cứng

Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã năm Đài Liệt sĩ đến đường Hiệp Bình, quận Thủ Đức) - cửa ngõ phía Đông - từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân TP mỗi khi có việc phải qua đây giờ cao điểm. Nguyên nhân là đường thì nhỏ, xe thì nhiều.

Để phần nào giải quyết bất cập này, cách đây 3 tháng, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP đã quyết phân làn Quốc lộ 13 từ 4 lên 6 làn xe, mỗi bên tăng 1 làn xe hỗn hợp.

“Giải pháp phân làn mới nhìn tưởng ổn nhưng chỉ sau 1 tháng thực hiện, mọi chuyện vẫn đâu vào đấy bởi làn xe tăng nhưng chiều ngang mặt đường không đổi cũng như không” - ông Ngô Đằng, ngụ quận Thủ Đức, bức xúc. Ông cho biết thêm: Kể từ khi tăng thêm mỗi bên 1 làn xe hỗn hợp (cho cả ô tô và xe máy) thì xe máy đành phải nhường hết cho ô tô từ Bình Dương, Bình Phước vào hay từ Bến xe Miền Đông ra.

Người đi xe máy chen chúc vì bị thắt cổ chai ở cầu Ông Dầu trên Quốc lộ 13, quận Thủ Đức
Người đi xe máy chen chúc vì bị thắt cổ chai ở cầu Ông Dầu trên Quốc lộ 13, quận Thủ Đức

Ngoài ra, theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, ở tuyến Quốc lộ 13 đoạn nêu trên, điểm thường ùn ứ nhất chính là nút thắt cổ chai ngay cầu Ông Dầu. Cây cầu này có chiều ngang quá nhỏ, chỉ có thể cho phép 2 làn ô tô lưu thông nhưng đơn vị tổ chức giao thông lại cho phép 4 làn ô tô (trong đó có 2 làn hỗn hợp). “Cứ qua cầu là thót tim. Một là sợ sập vì ùn ứ. Hai là sợ ô tô tông” - ông Đằng chia sẻ.

Cùng chung cảnh ngộ, ngã tư Thủ Đức thường xuyên xảy ra tình trạng lộn xộn khi không có lực lượng CSGT hoặc đèn tín hiệu không hoạt động. Bên cạnh đó, các dòng phương tiện lưu thông theo kiểu tùy ý nên xung đột nhau dẫn đến ùn tắc.

Cụ thể, khi đèn xanh, các phương tiện từ Võ Văn Ngân và Lê Văn Việt rẽ trái xung đột nhau. Ngoài ra, các phương tiện đi từ đường Lê Văn Chí được đi thẳng nên cắt ngang qua đường Võ Văn Ngân tại vị trí cách đèn tín hiệu giao thông khoảng 20 m khiến giao thông càng thêm hỗn loạn. Mặc dù khu vực này có cầu vượt bằng thép nhưng chỉ dành riêng cho ô tô nên người đi xe máy có cảm giác “hậm hực” vì vẫn phải chờ đèn đỏ.

Hai cửa ngõ khác ở phía Tây là Quốc lộ 1 đi các tỉnh miền Tây (huyện Bình Chánh) và nút giao thông An Sương (quận 12 và huyện Hóc Môn) cũng luôn trong tình trạng quá tải. Vào buổi chiều tối, các phương tiện qua đây phải nhích từng chút một. Nghiêm trọng hơn, nút giao thông An Sương thường xuyên xảy ra va quệ̣t ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người đi đường.

Xoay trong thế khó

Theo Sở GTVT TP, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu, quận Thủ Đức hiện chưa thể triển khai do chưa có nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Sở GTVT TP “buông bỏ”.

“Theo đó, để kéo giảm tối đa ùn tắc có thể xảy ra trên Quốc lộ 13, Sở GTVT TP dự kiến sẽ tiến hành xây dựng 2 cây cầu tạm bên cạnh cầu Ông Dầu cho xe máy lưu thông” - ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT TP, thông tin.

Các phương tiện lưu thông hỗn loạn tại ngã tư Thủ Đức, quận Thủ Đức
Các phương tiện lưu thông hỗn loạn tại ngã tư Thủ Đức, quận Thủ Đức

Đối với nút giao ngã tư Thủ Đức, ông Ngô Hải Đường cho biết Sở GTVT TP đã xây dựng 2 điểm quay đầu dưới dạ cầu vượt thép tại ngã tư Thủ Đức để tạo điều kiện cho các loại xe quay đầu giảm áp lực giao thông khu vực này. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP đang xây dựng đường song hành bên phải xa lộ Hà Nội, dự kiến hoàn thành đoạn từ Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 đến đường Tân Lập trong quý III/2016.

Từ đây, ông Đường khẳng định: Sau khi hoàn thành 2 tuyến đường song hành xa lộ Hà Nội cộng với việc Sở GTVT sẽ tiến hành điều chỉnh phân bớt lượng xe máy, ô tô con lưu thông vào trong đường song hành; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án như nút giao thông ngã tư Thủ Đức và Bình Thái thì tình trạng ùn tắc giao thông ở hướng này cơ bản giải quyết xong

Riêng đối với nút giao thông An Sương - cửa ngõ Tây Bắc - dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao thông An Sương sẽ triển khai trong quý III năm nay. “Khi hoàn thành, hầm chui sẽ xóa được tình trạng giao cắt giữa dòng xe đi thẳng hướng đường Trường Chinh - Quốc lộ 22 với dòng xe rẽ trái từ Quốc lộ 1. Qua đó, bảo đảm xóa ùn tắc ở nút giao thông này” - ông Đường nhấn mạnh.

Năm 2017, mở rộng Quốc lộ 1 về miền Tây

Theo ông Ngô Hải Đường, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO đã được UBND TP chấp thuận chủ trương thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An, với chiều rộng 35 m.

Hiện dự án đang tiến hành giải phóng mặt bằng đoạn từ nút giao Tân Kiên đến nút giao Bình Thuận, dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm 2016. Riêng đoạn từ nút giao Bình Thuận đến ranh tỉnh Long An, chủ đầu tư đang lên phương án giải phóng mặt bằng. Sau khi hoàn thành dự án này, tình hình giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 kết nối TP với các tỉnh miền Tây sẽ thông thoáng và ổn định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo