xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ hay bỏ HĐND quận, huyện, phường?

Thế Kha

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng thiết kế chính quyền gặp khó khăn như hiện nay bởi nhiều nước xem đây là nơi cung cấp dịch vụ, còn ở Việt Nam là để quản lý

Chính quyền địa phương nên được tổ chức như thế nào? Có nên bỏ HĐND cấp quận - huyện, phường hay giữ như hiện nay? HĐND cần được đổi mới ra sao để thực hiện tốt vai trò giám sát hiệu quả, thực chất đối với hoạt động của cơ quan hành chính cùng cấp?... Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra khi Trung tâm Thông tin - Thư viện - Nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội - QH) công bố đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Buổi công bố tổ chức ngày 19-8 tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét, bổ sung vào mục về chính quyền địa phương trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

Hai phương án

Nghiên cứu được tiến hành ở Lào Cai, Nam Định, Ninh Thuận, Vĩnh Long và TP HCM cho thấy vẫn cần có mô hình chính quyền địa phương được tổ chức theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đối với các đơn vị hành chính có đặc tính nông thôn. Khi được hỏi, chỉ có 9,7% cán bộ, công chức cho rằng nên tổ chức HĐND ở cấp huyện.

Cân nhắc trong bối cảnh hiện nay, nhóm nghiên cứu đưa ra 2 phương án tổ chức chính quyền địa phương. Phương án thứ nhất, để phân biệt chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn thì ở các tỉnh, chính quyền địa phương có 3 cấp, trong đó mỗi cấp có HĐND và cơ quan hành chính. Ở các thành phố lớn trực thuộc Trung ương có cả quận và huyện thì không thiết lập HĐND ở quận nhưng vẫn cần thiết lập HĐND huyện và xã, phường. Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã, thị trưởng thành phố/thị xã do người dân bầu trực tiếp. Theo phương án thứ hai, việc thành lập chính quyền địa phương các cấp do luật định.

Đại diện nhóm nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Đức Lam cho biết khi được hỏi, 27% cán bộ đã đánh giá sự phân quyền hiện nay chưa hợp lý, nhiều bất cập. Điển hình nhất là việc phân cấp, phân quyền vẫn chủ yếu "từ trên xuống", chứ chưa phải "từ dưới lên" nên chưa tạo sự chủ động cần thiết cho các cấp địa phương; đồng thời làm cho chính quyền Trung ương quá tải, khó kiểm soát, dễ dẫn tới tham nhũng. Nhóm nghiên cứu đề xuất chính quyền địa phương được hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền do luật định.

Bên cạnh chính quyền còn có hệ thống chính trị

Là một trong những địa phương được chọn thí điểm thực hiện bỏ HĐND cấp quận - huyện, phường, đại diện HĐND tỉnh Nam Định khẳng định đã có quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Lý luận về việc bỏ HĐND đến nay chưa thuyết phục. Thực tế ở Nam Định cho thấy khi bỏ HĐND huyện thì HĐND tỉnh và HĐND xã, thị trấn hoạt động rất khó khăn.

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, cho rằng HĐND đang được giao nhiều quyền lớn nhưng thực tế thì lực không có nên không đáp ứng được mong mỏi của người dân.

Theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của QH, đã gọi là chính quyền thì phải gồm 2 thành tố, ở đâu có UBND thì ở đó có HĐND. Học hỏi nhiều mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới mới thấy mô hình ở Việt Nam không giống ai, bên cạnh khái niệm chính quyền còn có hệ thống chính trị, trong hệ thống chính trị có Đảng, mặt trận và các tổ chức thành viên. Chính vì thế, việc tổ chức lại chính quyền địa phương ở Việt Nam đã được đưa ra cách đây 15-20 năm nhưng đến giờ vẫn bế tắc.

"Chúng ta bàn bỏ HĐND quận - huyện, phường thì ở đó có bỏ cấp ủy, mặt trận không? Đây là vấn đề không đơn giản" - ông Thảo phân tích. Ông Thảo cho rằng cần sớm tổng kết việc thí điểm bỏ HĐND. Nếu chứng minh được việc bỏ HĐND là phù hợp, đúng đắn thì bỏ hết; còn không thì giữ nguyên, không thay đổi gì cả và chỉ cần thêm mô hình nông thôn nữa sẽ hoàn chỉnh.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng thiết kế chính quyền gặp khó khăn như hiện nay bởi nhiều nước coi đó là nơi cung cấp dịch vụ, còn ở Việt Nam là để quản lý. "Nhiều ý kiến băn khoăn về chuyện bỏ HĐND phản ánh một xu thế tranh luận rất gay ở QH sắp tới" - ông Dũng nói. Theo ông, nếu tranh luận về lý thuyết thôi thì đã thấy rất khó bỏ HĐND rồi nhưng nếu nhìn dưới góc độ quyền của người dân bị hạn chế, ăn tiền thuế mà không làm được nhiều thì phải thay đổi tranh luận.

"Thế giới quan niệm chính phủ càng bé càng tốt, xã hội càng lớn càng tốt. Một người không thể "thờ" hai chủ được, không thể vừa làm ở cơ quan hành chính vừa làm ở cơ quan giám sát. Kỳ họp tới, các đại biểu QH phải lắng nghe nhiều, quyết định theo lương tâm chứ không theo một xu thế nào đó được" - ông Dũng đề nghị.
 

Theo ông Dương Ngọc Ngưu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, trong tháng 8-2013, Quốc hội sẽ thành lập đoàn giám sát việc thực hiện nghị quyết về việc bỏ HĐND cấp quận - huyện, phường để báo cáo, đánh giá cụ thể, phục vụ cho kỳ họp vào tháng 10 tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo