xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Nội: Ngành thuế còn giám sát lỏng lẻo, để người nợ thuế bỏ trốn

Thùy Dương

(NLĐO)- Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá giám sát của chi cục thuế không chặt chẽ, thậm chí có hành vi tiếp tay cho các đối tượng nợ thuế bỏ trốn.

 

Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trả lời chất vấn
Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trả lời chất vấn

Sáng nay 3-13, HĐND TP Hà Nội tiến hành chất vấn các nhóm vấn đề trong cả nhiệm kỳ, trong đó vấn đề nợ thuế phí được chất vấn đầu tiên.

Đại biểu (ĐB) Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) nhắc lại báo cáo nêu nguyên nhân nợ thuế do 10 tháng đầu năm có hơn 12.550 doanh nghiệp (DN) bỏ địa chỉ kinh doanh, tăng 47% so với cùng kỳ 2014. “Vậy lũy kế đến nay có bao nhiêu DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Việc xử lý sẽ như thế nào và đã xử lý như thế nào? Trong giải pháp có nêu phối hợp cơ quan điều tra để xử lý, xác minh thì đến nay kết quả ra sao?” - ĐB Mai chất vấn.

Trả lời chất vấn của ĐB Mai, Cục trưởng Cục thuế Hà Nội Hà Minh Hải cho biết tính đến 31-10-2015, tổng nợ thuế là 21.850 tỉ đồng, trong đó nợ khó thu là 2.557 tỉ đồng, nợ có khả năng thu là 19.292 tỉ đồng. 10 tháng đầu năm năm 2015, tiền chậm nộp thuế là 7.092 tỉ đồng, chiếm 36,8%. Số nợ thuế tăng theo cấp số cộng, với mức tăng gần 2.000 tỉ đồng mỗi năm. Trong đó, có nguyên nhân DN bỏ địa chỉ kinh doanh tăng lên nhanh.

Ông Hải cũng cho biết, từ tháng 6 đến nay, Cục thuế đã công khai 6 đợt liên quan đến nợ và sẽ công khai thường xuyên hàng tháng số nợ từ ngày 5 - 10 hàng tháng. Đến 30-11-2015, đã có 59.000 DN được cơ quan thuế ra thông báo nợ, với số tiền thuế hơn 1.500 tỉ đồng.

Theo đại diện ngành thuế TP, chủ yếu nợ thuế là những trường hợp thành lập DN ra để buôn bán hóa đơn, thành lập xong giải thể ngay, rất khó phát hiện. “Chúng tôi phải căn cứ vào đối chiếu chéo, nhận diện ra sau đó phát hiện ra khoảng 400 tỉ đồng của đối tượng DN thành lập ra buôn bán hóa đơn, đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an. Năm 2015 đã xử lý một số trường hợp và đang tiếp tục xử lý, trong đó đánh mạnh vào đối tượng cầm đầu. Các đối tượng này thường rất tinh vi, thường mượn chứng minh thư thuê làm giám đốc, các cơ quan công an mất rất nhiều thời gian” - ông Hà Minh Hải cho biết.

Ông cũng cho hay với những đối tượng này, khi cơ quan chức năng tiếp cận thì phát hiện một số trường hợp đang làm nghề "xe ôm", đang trong tù hoặc những người mất chứng minh thư. Việc xử lý hình sự các đối tượng này rất khó. Cơ quan thuế phải phối hợp cùng công an, nghe điện thoại và bắt quả tang.

Xung quanh tình trạng DN bỏ trốn, tại phiên chất vấn, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết trong năm 2014, Công an TP đã phát hiện ra trường hợp Nguyễn Trường thành lập ra 16 công ty, kinh doanh các ngành nghề khác nhau từ 2008 - 2014, vào TP HCM tự in hóa đơn, mua hóa đơn khống. Cụ thể, trong thời gian ngắn, đối tượng này cùng Chu Thị Ngọc Thảo (SN 1972, ở ngõ 242, Trần Khát Chân) là kế toán trưởng và Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1980, ở số 17, tổ 1, Thanh Nhàn) đã lên Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký 16 công ty TNHH kinh doanh các ngành nghề khác nhau.

Lợi dụng cơ chế tự in hóa đơn, các công ty này đã vào TP HCM thuê in hóa đơn. Trong quá trình kinh doanh, nhiều công ty đã mua hóa đơn khống của các công ty này để hợp thức hóa đầu vào gồm các nguyên vật liệu cho công trình xây dựng cũng như chi tiêu hành chính của các văn phòng của các bộ ban ngành và các cơ quan xí nghiệp.

Thủ đoạn của các đối tượng này là khi có các công ty có nhu cầu mua hóa đơn sẽ ký hợp đồng, các công ty mua hóa đơn sẽ chuyển tiền qua ngân hàng. Ngay khi tiền được chuyển, Nguyễn Trường cùng thủ quỹ của các công ty mua hóa đơn ra ngân hàng rút ngay tiền mặt và sau khi rút khỏi ngân hàng sẽ chi lại cho Trường 12%.

Công an TP đã phối hợp với VKSND TP hoàn chỉnh hồ sơ truy tố 3 đối tượng này trước pháp luật.

Đối với 2.295 doanh nghiệp mua hóa đơn, Công an TP đã phối hợp với Cục Thuế TP Hà Nội xác định cho thấy có 3 loại hình. Một là các công ty mua hóa đơn để hợp thức hóa chi tiêu của các công ty, hợp thức hóa đầu vào với các công trình xây dựng; hai là mua hóa đơn để rút tiền mặt và thứ ba là trường hợp có dấu hiệu của việc tham nhũng.

“Công an TP đã huy động lực lượng lớn để tiến hành xác minh. Chúng tôi đã chia các nhóm và đối với các đối tượng vi phạm pháp luật, Công an TP sẽ truy tố, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với công ty có hành vi trốn thuế tiến hành truy thu thuế. Đến nay đã truy thu được hơn 50 tỉ đồng tiền mặt, đất mua tài sản bất minh” - ông Chung nói.

Tướng Chung đánh giá giám sát của chi cục thuế không chặt chẽ, thậm chí có hành vi tiếp tay cho các đối tượng. Việc chi tiêu tiền mặt được quản lý không chặt chẽ. Bên cạnh đó là sơ hở trong việc đi tự in hóa đơn. Do đó, cần thiết lập hệ thống mạng dùng chung để quản lý chặt chẽ hóa đơn của DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo