xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hễ mưa là ngập nặng

Xuân Hoàng - Như Phú

Cây cối không còn nhiều, suối rạch bị thu hẹp, nhà cửa lấn chiếm... trong khi hệ thống thoát nước không được đầu tư đồng bộ đã khiến Đồng Nai và Bình Dương ngập nặng

Tình trạng ngập nặng vào mùa mưa ở tỉnh Đồng Nai diễn ra từ mấy năm trở lại đây.

“Lụt” ở phố

Mấy ngày cuối tuần vừa qua, dồn dập những cơn mưa lớn khiến đường sá lênh láng nước, có nơi ngập cả mét, giao thông rơi vào tình trạng tê liệt. Đỉnh điểm ngập trong những ngày qua là vào chiều 21-6 sau cơn mưa lớn kéo dài hàng giờ. Lúc này, các con đường lớn ở trung tâm TP Biên Hòa như Phạm Văn Thuận, Hưng Đạo Vương, 30-4, Đồng Khởi, Nguyễn Ái Quốc... đều trở nên rối loạn. Trong khi đó, tại các khu phố ở địa bàn trũng, nước ngập vào cả nhà khiến nhiều gia đình phải vất vả chạy “lụt”.

Bờ bao chắn dòng chảy kênh Suối Cát, khiến Quốc lộ 13 (Bình Dương) bị ngập nặng
Bờ bao chắn dòng chảy kênh Suối Cát, khiến Quốc lộ 13 (Bình Dương) bị ngập nặng

 

Ở khu vực suối Săn Máu (phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) đang được thi công nạo vét, sửa chữa, nhiều cây cầu tạm, nước càng ngập sâu và chảy xiết rất nguy hiểm. “Chúng tôi đã có kinh nghiệm nên phải lo chuẩn bị từ trước và cật lực chạy... “lụt” để bảo vệ đồ đạc trong nhà” - bà Nguyễn Thị Bình (ngụ khu phố 1, phường Long Bình) nói.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Đồng Nai, hiện trên toàn TP Biên Hòa có 23 điểm thường xuyên ngập khi mưa lớn, trong đó có 11 “điểm nóng”. Ngoài các con đường lớn bị ngập, gây rối loạn giao thông, một số khu vực dân cư, vùng sản xuất cũng chìm trong nước. Các điểm ngập đều nằm gần hoặc liên quan đến hệ thống dòng chảy không được thông suốt ở các con suối Săn Máu, Linh, Bà Chùa, Bà Lúa...

Các cơ quan chức năng của TP Biên Hòa cho biết nguyên nhân ngập nặng khi mưa lớn là do một phần địa thế đô thị ở vùng trũng, các lòng hồ, sông khi mưa lớn cũng dâng cao gây khó khăn cho việc thoát nước; hệ thống thoát nước đã cũ kỹ, không theo kịp tốc độ phát triển đô thị. Bên cạnh đó, việc xây nhà cửa, san lấp tràn lan, các dòng suối, rạch bị tắc nghẽn... cũng là những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo nên tình trạng ngập nặng khi mưa lớn.

Ông Dương Tấn Vũ, Phó Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa, cho biết về lâu dài, phải có các phương án, quy hoạch cụ thể để theo kịp quy hoạch phát triển đô thị, không bị quá tải.

Chắn dòng chảy, Quốc lộ 13 lãnh đủ

Nhiều tài xế xe khách tuyến TP HCM - Tây Nguyên đang rất lo lắng trước hiện tượng ngập bất thường trên Quốc lộ 13, đoạn gần siêu thị Metro (giáp TP Thủ Dầu Một với thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Trước đó, chiều 21-6, nhiều phương tiện giao thông đã bị chết máy khi đi qua đoạn đường này vì nước ngập sâu gần cả mét. Anh Trần Văn Ân (ngụ khu phố 1, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một) nói: “Quốc lộ 13 thỉnh thoảng xảy ra ngập nhưng chưa lần nào ngập sâu như vừa rồi. Hình như người ta bít đường chảy của con Suối Cát nên nước tràn lên Quốc lộ 13”.

Ngày 23-6, chúng tôi đến khu vực ngập tìm hiểu thì đúng là có một bờ bao chắn ngang đường chảy của kênh thoát nước (còn gọi tuyến thoát nước Suối Cát). Gần đó, hàng chục công nhân đang lắp đặt hệ thống cống hộp băng ngang Quốc lộ 13, đây là hạng mục nằm trong dự án thoát nước Bưng Biệp - Suối Cát do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây, Quốc lộ 13 đã có cống hộp băng ngang. Tuy nhiên, hệ thống cống này nhỏ (chiều ngang khoảng 5 m) đang xuống cấp, không đủ sức thoát cho kênh Suối Cát. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn thì nước thường tràn ra Quốc lộ 13. Để cải thiện tình hình này và giải quyết căn cơ tình trạng ngập nước ở khu vực lân cận, tỉnh Bình Dương triển khai dự án thoát nước Bưng Biệp - Suối Cát. Trong dự án này có phần việc là phá vỡ hệ thống cống cũ, lắp đặt hệ thống cống mới (chiều ngang hệ thống rộng tới 24 m). Trong quá trình lắp đặt cống mới, đơn vị thi công đã đắp bờ chặn dòng chảy hiện hữu.

Ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Bình Dương, cho biết đã yêu cầu đơn thi công tập trung nhân lực, máy móc để hoàn thành hệ thống cống trên trong thời gian sớm nhất (dự kiến là tháng 8-2015 - PV). “Chúng tôi đã có biện pháp khắc phục, không để ngập nặng như hôm 21-6” - ông Sơn khẳng định.

Bình Dương hiện có 73 điểm ngập. Theo ông Phan Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Dương, việc bê-tông hóa khắp nơi đã làm giảm diện tích thoát nước và thấm nước tự nhiên. “Ngoài ra, cây cối không còn nhiều như trước cũng làm nước chảy nhanh hơn, thoát không kịp” - ông Chức lý giải.

 

Ì ạch cải tạo suối Săn Máu

Dự án cải tạo suối Săn Máu, một trong những dòng suối lớn chảy qua TP Biên Hòa, được vạch ra từ 15 năm trước, đến nay đã thực hiện hơn một nửa. Tuy nhiên, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết việc hoàn thành dự án này tiếp tục phải dời lại hơn 2 năm (theo kế hoạch hoàn thành năm 2015) vì vướng bồi thường, giải tỏa mặt bằng. Số vốn đầu tư thực hiện dự án đang được xem xét tăng từ hơn 400 tỉ đồng lên hơn 550 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo