xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kẻ làm ác phải bị trừng trị

ANH TRUNG

Gần đây thường xuyên xảy ra những vụ xô xát, đánh nhau đến đổ máu giữa xe ôm "truyền thống" và xe ôm Grab. Những chuyện thật buồn bởi hoàn cảnh ai cũng nghèo mà không tương trợ, lại đối xử với nhau tàn tệ.

Ngay trong giới xe ôm "truyền thống" cũng giành giật nhau và từng xảy ra án mạng như giữa xe ôm và taxi ở Thảo Cầm Viên TP HCM vài năm trước. Vì cuộc mưu sinh ngày càng thắt ngặt, lòng nhân cũng ít dần đi, thay bằng cái ác, sự hung bạo.

Trên nghị trường Quốc hội, người ta lại nhắc an toàn thực phẩm, từ chuyện nhà nông có 2 loại cây trồng (loại có hóa chất thì đem bán, loại không có hóa chất thì để ăn) đến chuyện một sợi bún có 3 cơ quan quản lý. Người am hiểu nhớ ra rằng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã bàn cả chục năm, đã phân cấp quản lý về một mối, nay lại tiếp tục bàn, lại tiếp tục ngộ độc tập thể ở một số địa phương, xí nghiệp. Mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì ung thư, hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) thốt lên rằng hành vi của những kẻ gieo rắc thực phẩm bẩn ra cộng đồng xã hội là tội ác. Ngăn ngừa tội ác không thể bằng nói suông mà phải truy tố, xử tù chứ không chỉ là phạt hành chính. "Khi không thể kêu gọi sự tử tế từ người sản xuất, kinh doanh thực phẩm do lợi nhuận chi phối dẫn đến hành động thiếu lương tri, khi tấm lòng và sự kiên trì đã đến giới hạn, cần thiết sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật" - đại biểu Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh và kêu gọi mọi người mạnh dạn lên tiếng tố giác, đấu tranh tới cùng.

Còn có một dạng thức khác của cái ác, tinh vi hơn nhưng cực kỳ đáng sợ, là chuyện gian dối của doanh nghiệp khi đóng tàu cho ngư dân ở Bình Định theo Nghị định 67/CP. Doanh nghiệp đã làm không đúng thiết kế, không đúng chất liệu yêu cầu (thép Trung Quốc thay cho thép Hàn Quốc, Nhật Bản) và cung ứng máy không chính hãng cùng những thiết bị khác không phù hợp cho tàu cá hoạt động dài ngày trên biển. Kết quả sau khi nhận tàu là ngư dân lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi chuyến biển vì tàu hư hỏng, không vận hành hoạt động đánh bắt cá được, chi phí quá lớn, nhiều người ôm nợ và nỗi lo trắng tay. Chưa kể nguy hiểm nhất là khi chất lượng không bảo đảm, giữa biển khơi tai nạn xảy ra. Trên bờ còn có thể xoay trở, thoát thân, giữa biển với con tàu hư hỏng thì thiệt hại sẽ khó lường. Dư luận xã hội đang hết sức quan tâm tới diễn biến liên quan đến vụ việc này, mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý trách nhiệm đơn vị, cá nhân để đem lại công bằng cho những ngư dân chân chất, hiền lành.

Con người sống ở đời cần có lòng nhân. Lòng nhân để chở che, đùm bọc nhau, để tự tin sống, để xã hội cùng phát triển. Những quy tắc ứng xử xã hội cũng trên nền nhân nghĩa, không có nhân cách thì không thành người. Tại sao đem cái ác cho nhau, gieo rắc nguy cơ cho người khác mà ăn ngon ngủ yên? Khi họ đã mất hết lòng nhân thì phải dùng luật pháp ứng xử với họ. Tất nhiên còn có luật đời nhân quả. Hãy nhớ câu chuyện cái cân thủy ngân để giữ đạo kinh doanh, không đem họa cho con cháu khi gieo nghiệp ác.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo