xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó xử trộm chó, ăn cắp vặt

Thế Dũng

Dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi đề nghị nâng mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với tội xâm phạm sở hữu từ 5 triệu đồng được nhóm nghiên cứu lo ngại khó ngăn được nạn trộm chó, ăn cắp vặt...

Ngày 1-4, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi. Đáng chú ý, dự thảo đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu thuộc 4 nhóm tội, với các mức tăng từ 2 triệu lên 5 triệu đồng, từ 4 triệu lên 10 triệu đồng, từ 10 triệu lên 30 triệu đồng và từ 50 triệu lên 200 triệu đồng.

Nên giữ nguyên mức

Về việc điều chỉnh này, đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc  lập luận vì năm 2009, tại thời điểm sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự 1999, định mức tối thiểu để xử lý trách nhiệm hình sự tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng, tức gấp 3 lần mức lương tối thiểu (650.000 đồng/tháng). Giá xăng cao nhất tại thời điểm đó là 16.300 đồng/lít, giá vàng là 28-29 triệu đồng/lượng.

Hiện nay, mức đề xuất tăng định mức tối thiểu lên 5 triệu đồng là tương đương 5 lần lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng), trong khi giá xăng là 17.300 đồng/lít, giá vàng trên 35 triệu đồng/lượng là phù hợp. Nhóm nghiên cứu dự thảo nhận thấy việc điều chỉnh này là thay đổi rất cơ bản về chính sách hình sự và xét cho cùng, đây cũng là phi tội phạm hóa.

 

Thi thể 2 đối tượng trong vụ trộm chó tại tỉnh Thanh Hóa được cơ quan chức năng phát hiện sáng 17-7-2014 Ảnh: Thanh Tuấn
Thi thể 2 đối tượng trong vụ trộm chó tại tỉnh Thanh Hóa được cơ quan chức năng phát hiện sáng 17-7-2014 Ảnh: Thanh Tuấn

 

Nhóm nghiên cứu chỉ rõ tình hình an ninh trật tự thời gian qua diễn biến phức tạp một phần do những vi phạm có dấu hiệu tội phạm diễn ra hằng ngày nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự, dẫn đến sự bức xúc, hành vi tự phát trong một bộ phận người dân (đánh chết các đối tượng trộm chó, tự xử bằng vũ lực trong quan hệ vay nợ, tình trạng xã hội đen đòi nợ thuê…). Việc tăng định mức tối thiểu có thể làm gia tăng vi phạm pháp luật, tạo diễn biến xấu về tình hình an ninh - trật tự xã hội.

Đồng tình, ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, cho rằng mức nâng định lượng chịu trách nhiệm hình sự từ 2 triệu lên 5 triệu đồng là chưa thuyết phục. Đối với một bộ phận dân cư, 2 triệu đồng là nguồn thu nhập tương đối lớn, vì thế đề nghị giữ nguyên mức định lượng.

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, băn khoăn về việc nâng mức định lượng chịu trách nhiệm hình sự lên 5 triệu đồng. Trước đây, quy định mức 500.000 đồng rồi nâng lên 2 triệu đồng, nay lên 5 triệu đồng. Chính vì mức 2 triệu đồng mà không xử được trộm chó, rồi ăn cắp vặt liên tục hay trộm cả chuồng gà. Vì thế, ông Vương cũng đề nghị giữ mức 2 triệu đồng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng mức định lượng tối thiểu đối với các tội xâm phạm sở hữu cần có quy định cụ thể cho từng khu vực chứ không thể cào bằng.

Đánh bạc từ 5 triệu đồng mới phạt tù

Một điểm sửa đổi đáng chú ý khác là hành vi đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ 10 người trở lên hoặc cho từ 2 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì mới bị truy cứu.

Dự thảo cũng đề cập tội phạm vi phạm các quy định về cung ứng điện. Theo đó, người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm: cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.

Người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

 

Điều 258 đổi thành điều 342

Điều 342 của dự thảo quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự hiện hành, dự thảo không có sửa đổi, bổ sung gì mới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo