xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không ai quản chất lượng biệt thự cổ

Thùy Dương - Nguyễn Hưởng

Sau vụ sập nhà cổ ở Hà Nội làm 2 người chết mới biết lâu nay, cơ quan quản lý chỉ quản lý về mặt kiến trúc; còn chất lượng, mức độ nguy hiểm thì bỏ ngỏ

Ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61 (Sở Xây dựng Hà Nội), cho biết theo thống kê năm 2013, Hà Nội có khoảng 1.565 biệt thự. Sau khi đưa ra ngoài danh mục quản lý 312 biệt thự (gồm những biệt thự đã biến mất, chỉ còn trên sổ sách, bị hư hỏng, phá hủy…) thì số lượng còn lại được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 có 225 biệt thự, nhóm 2 có 646 biệt thự, nhóm 3 có 382 biệt thự.

Đục khoét, chia phòng

Đáng nói là hầu hết các biệt thự kiến trúc Pháp tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng bởi nhiều lý do. Trong đó, nhiều nhà cổ, biệt thự cổ có lịch sử hơn 100 năm sử dụng nhưng bị tận dụng quá tải về công năng.

 

Căn biệt thự 2 tầng số 8 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội xuống cấp trầm trọng Ảnh: Nguyễn Hưởng
Căn biệt thự 2 tầng số 8 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội xuống cấp trầm trọng Ảnh: Nguyễn Hưởng

 

Biệt thự 2 tầng ở số 8 phố Tăng Bạt Hổ (quận Hoàn Kiếm) là một ví dụ. Tại đây, vữa trát tường bong tróc lộ cả lớp gạch bên trong, nhiều cánh cửa hư hỏng, cầu thang gỗ nứt nẻ, tay cầm hỏng hóc. Trên trần nhà tầng 2 có những vết loang của nước mưa thấm vào. Tuy vậy, tại đây có đến hơn 10 hộ sinh sống, đục khoét, phân chia nhà bằng những tấm gỗ sơ sài.

Một bộ phận lớn các biệt thự, nhất là những căn án ngữ tại các đường lớn thì hầu hết được cải tạo, sửa chữa nhằm cho thuê, buôn bán.

Không có tiền để kiểm định, trùng tu

Theo ông Hoàng Tú, năm 2013, TP Hà Nội ban hành quy chế về quản lý biệt thự trên địa bàn. Theo đó, việc chia nhóm biệt thự chủ yếu dựa trên giá trị kiến trúc. Cụ thể, nhóm 1 là nhóm phải giữ nguyên kiến trúc; trong trường hợp xuống cấp, nguy hiểm cần phải phá đi thì buộc xây lại như cũ. Nhóm 2 buộc phải giữ nguyên vỏ kiến trúc bên ngoài còn bên trong được cải tạo, thay đổi công năng sử dụng. Nhóm còn lại là những biệt thự được ứng xử theo nguyên tắc thị trường, tức là được xây dựng, sửa chữa song vẫn phải làm thủ tục kiểm định, đánh giá. Tuy vậy, đây chỉ là quy định quản lý về mặt kiến trúc; còn việc quản lý chất lượng, mức độ nguy hiểm thì chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm và tổ chức giám định.

“Những tòa nhà nào của TP thì TP phải chịu trách nhiệm, còn những tòa nhà thuộc sở hữu cá nhân người dân thì buộc họ phải có trách nhiệm, nếu thấy nhà xuống cấp nguy hiểm thì phải báo. Hiện nay, chỉ có quy định quản lý chung mọi công trình xây dựng trên địa bàn chứ không quản lý riêng biệt” - ông Tú giải thích.

Mặt khác, ông Tú cũng nói rõ là chi phí để đánh giá, kiểm định các tòa nhà này rất lớn và TP không thể có điều kiện. Nếu đánh giá thì cả cộng đồng phải tham gia. TP cấp kinh phí hỗ trợ với trường hợp những nhà chung có nhiều hộ cùng ở nhưng người dân không kham được chi phí sửa chữa. Còn kinh phí nói chung, khi muốn làm công tác này thì cần huy động từ nhiều nguồn, trong đó nguồn chính vẫn là chủ sở hữu đang quản lý sử dụng các căn nhà này bởi đó cũng là tài sản cá nhân của họ, họ phải có trách nhiệm.

Khi được hỏi về việc không thấy phản ứng cụ thể nào từ phía chính quyền trước thông tin cho rằng Pháp đã gửi văn bản thông báo những tòa nhà đã hết niên hạn sử dụng và phải phá bỏ, ông Tú khẳng định không nắm được thông tin này và cũng không nhận được khuyến cáo nào. Nếu có cảnh báo thì chắc chắn nhà nước và cơ quan có trách nhiệm sẽ phối hợp xử lý.

Một chuyên gia về nhà cổ nói thông tin về việc chủ nhân của nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội nhận được văn bản từ Pháp với nội dung khuyến cáo công trình đã hết niên hạn sử dụng là có. Nhưng không thể trông vào việc người Pháp nhắc thì chúng ta mới xử lý. Đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an toàn cho người dân.

 

Vụ sập nhà cổ ở Hà Nội

Một số nạn nhân xuất viện

Tin từ các bệnh viện (BV) đang điều trị cho các nạn nhân vụ sập nhà cổ ngày 22-9 ở số 107 phố Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm 2 người thiệt mạng cho biết trong số 6 nạn nhân bị chấn thương phải nhập viện đã có 3 trường hợp xuất viện. Số còn lại đã được phẫu thuật cấp cứu, sức khỏe tạm ổn định. Theo BV Việt Đức, đến ngày 23-9 chỉ còn 2 nạn nhân vụ sập nhà điều trị tại BV này. Trong đó, một nạn nhân nữ gãy khớp cổ chân đã được phẫu thuật và tiếp tục điều trị. Nạn nhân còn lại bị thương nặng hơn là Vũ Thị Thúy Hằng nhập viện ngày 22-9 trong tình trạng sốc, mất máu nhiều do vỡ xương chậu ở mức độ phức tạp. Bệnh nhân này được tiếp tục theo dõi chấn thương ổ bụng.

N.Dung

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo