xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chủ quan!

Nguyễn Hưởng

Nếu xảy ra sự cố lớn với 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm sát biên giới Việt Nam, toàn bộ các tỉnh biên giới phía Bắc và cả vùng biển vịnh Bắc Bộ sẽ bị ảnh hưởng nặng

Trung Quốc vừa đưa vào vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân nằm gần biên giới phía Bắc Việt Nam. Thông tin này khiến người dân thực sự lo lắng.

Hà Nội cũng bị ảnh hưởng

Ba nhà máy điện hạt nhân nêu trên gồm: nhà máy Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây), công suất 1.000 MW, cách tỉnh Quảng Ninh khoảng 50 km; nhà máy Xương Giang (đảo Hải Nam), công suất 650 MW, cách đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) 100 km; nhà máy Trường Giang (tỉnh Quảng Đông), công suất 600 MW, cách biên giới Việt Nam 200 km.


Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành chỉ cách Quảng Ninh 50 km (Nguồn: Tư liệu)

Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành chỉ cách Quảng Ninh 50 km (Nguồn: Tư liệu)

TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM), cho rằng nếu các nhà máy này xảy ra sự cố thì chắc chắn hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. “Trong trường hợp đó, thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc sẽ bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ. Hoa màu, các sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi nhiễm chất phóng xạ. Đối với con người còn phụ thuộc vào chất phóng xạ bị nhiễm ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu bị nhiễm nặng, chất phóng xạ về lâu dài sẽ tích lũy trong cơ thể con người gây ra những bệnh như ung thư, bệnh da liễu, tim mạch...” - TS Nguyễn Hào Quang phân tích.

Không chỉ trên đất liền, TS Nguyễn Hào Quang cho rằng đối với nhà máy điện Xương Giang, trong trường hợp xảy ra sự cố lớn như sự cố Chernobyl xảy ra ở Ukraine năm 1986 thì toàn bộ ngư trường tại vịnh Bắc Bộ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Trường hợp xấu hơn, cả vùng biển vịnh Bắc Bộ không thể khai thác được thủy hải sản.

“Trong trường hợp không khí bị nhiễm phóng xạ ở mức nguy hại thì kịch bản xảy ra là phải di dân. Khi đó, chúng ta phải lập hàng rào cách ly để xử lý chất phóng xạ. Cơ quan chức năng cũng phải kiểm soát sản phẩm hải sản để có khuyến cáo người dân. Trước đây, Việt Nam cũng từng kiểm tra hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân năm 2011” - TS Quang đặt giả thuyết.

Lập quan trắc, cảnh báo sự cố

Các nhà khoa học nhìn nhận với các lò thiết kế mới, thế hệ 2+ hiện nay, việc xảy ra sự cố hạt nhân tại Trung Quốc là rất thấp, tỉ lệ khoảng 10 sự cố/1 triệu tổ máy. Trong trường hợp xấu nhất là có rò rỉ, phóng xạ phát tán, Trung Quốc cũng có thể kiểm soát được sự cố. Dù vậy, không có gì là không thể xảy ra. Sự cố Chernobyl ở Ukraine, thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản là bài học cho bất kỳ quốc gia nào.

TS Trần Kim Tuấn, Viện trưởng Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cảnh báo: “Khi có sự cố, đất nước và con người nước họ sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên nên Trung Quốc chắc chắn quan tâm an toàn hàng đầu khi xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, Việt Nam không vì vậy mà chủ quan”.

Đề phòng việc nhà máy hạt nhân của Trung Quốc gặp sự cố ảnh hưởng tới nước ta, TS Trần Kim Tuấn kiến nghị Việt Nam cần sớm triển khai mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cho người dân. Mạng lưới này giúp phát hiện sớm sự cố và kịp thời có phương án ứng phó, bởi phóng xạ di chuyển không biên giới và không thể nhận biết bằng mắt thường.

Theo TS Nguyễn Hào Quang, việc thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường đòi hỏi kinh phí lớn song bằng giá nào cũng phải làm.

Nhằm chủ động ứng phó với sự cố hạt nhân có thể xảy ra, VINATOM đang triển khai dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường. “Dự án chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một từ 2017 đến 2020, đề xuất tập trung đầu tư thiết bị quan trắc tại các địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và Hà Nội” - TS Quang thông tin sơ bộ.

Có quyền yêu cầu phía Trung Quốc giải trình

PGS-TS Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế như Công ước thông báo sớm về sự cố hạt nhân (IAEA, 1985), Công ước về an toàn hạt nhân (IAEA, 1994). Theo đó, hằng năm, các nước phải báo cáo về tình hình phát triển điện hạt nhân của họ. Trên cơ sở này, Việt Nam có quyền chất vấn và yêu cầu phía Trung Quốc giải trình. Sắp tới, Cục An toàn bức xạ hạt nhân sẽ tổ chức đoàn công tác sang làm việc với cơ quan an toàn hạt nhân Trung Quốc để sớm có thỏa thuận về việc trao đổi thông tin tốt nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo