xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ diệu Trường Sa

Bài và ảnh: Thu Hằng

Ngày càng nhiều trẻ em được sinh ra từ ca mổ nối cầu giữa đảo Trường Sa Lớn với các bác sĩ tại những bệnh viện lớn ở TP HCM, Hà Nội

Ghé căn nhà số 3 trên đảo Trường Sa Lớn, không khó để nhận ra những âm thanh của hạnh phúc rộn rã mỗi ngày.

Bác sĩ đi đỡ đẻ bằng... trực thăng

Ngay từ ngoài cổng, chúng tôi đã nghe tiếng cười trong trẻo của trẻ nhỏ và tiếng cha mẹ trò chuyện bên trong ngôi nhà nhuộm vàng dưới cái nắng tháng tư trên đảo. Đó chính là ngôi nhà của gia đình công dân nhỏ tuổi nhất Trường Sa - cô bé Thái Bình Hải Thùy - sắp tròn 5 tháng tuổi vào ngày 1-5 tới. Em là trường hợp thứ hai chào đời bằng phương pháp đẻ mổ trực tuyến ở đảo Trường Sa Lớn. Sự quan tâm phát triển đặc biệt đối với việc chăm sóc y tế trên đảo cùng sự tập trung trợ giúp hết mình từ đội ngũ y - bác sĩ của Bệnh viện 175 (TP HCM) và sự bảo đảm đường truyền thông suốt 24/24 giờ của lực lượng chuyên dụng Bộ Tư lệnh Thông tin đã giúp những ca mổ trực tuyến phức tạp được thực hiện thành công ngay trên đảo. Những đứa trẻ sinh ra ngay trên đảo được người dân nơi đây gọi là “điều kỳ diệu”.

Bé Thái Bình Hải Thùy trong vòng tay mẹ
Bé Thái Bình Hải Thùy trong vòng tay mẹ

Tự hào khoe tờ giấy khai sinh của cô con gái nhỏ, chị Nguyễn Bình Phương Ái cho biết gia đình chọn đặt cái tên Thái Bình Hải Thùy với nhiều dụng ý. Tên của cô bé mang cả biên thùy và hải đảo. Còn chữ “Bình” vừa có ý nghĩa mong muốn sự bình an vừa phần nào thể hiện sự tri ân với bác sĩ bệnh xá trưởng đảo Trường Sa Lớn. “Trong thời kỳ tôi mang thai, Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn trải qua 2 “nhiệm kỳ” bệnh xá trưởng. Trùng hợp ngẫu nhiên là cả 2 người đều tên Bình và luôn tận tình thăm khám, theo dõi sát thai nhi từ khi trong bụng mẹ tới lúc lọt lòng...” - chị Ái kể.

Giấy khai sinh của bé Hải Thùy
Giấy khai sinh của bé Hải Thùy

Nói về em bé đặc biệt này, Bệnh xá trưởng đảo Trường Sa Lớn, thượng úy Thái Ngọc Bình, mở đầu một cách hóm hỉnh: “Tên tôi ngẫu nhiên là một phần của tên bé thôi, chứ khi tôi ra đảo nhận nhiệm vụ thì mẹ của bé đã mang thai được 2 tháng rồi!”.

Sự hài hước đó không khó bắt gặp ở mảnh đất nhiều nắng gió và cũng còn không ít khó khăn này. Theo anh Bình, anh vẫn chứng kiến sự lớn lên từng ngày của bé Hải Thùy. Ngày nào mà anh chẳng bắt gặp cha mẹ đưa bé ra cột cờ tắm nắng. Dù không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng ngoài những lần thăm khám định kỳ, cô bé vẫn được cha mẹ bế lên bệnh xá để… chơi với các bác sĩ.

Có lẽ ai bắt gặp đôi mắt trong veo và nụ cười hồn nhiên của Hải Thùy cũng phần nào cảm nhận được sự bình yên chốn hải đảo biên cương. Cô bé đã “nổi tiếng” ngay từ khi chào đời hôm 1-12-2015. Đây là lần sinh con thứ ba, chị Phương Ái lại bị thai đa ối và có thể đối mặt với các nguy cơ như dây nhau quấn cổ hay nghẹt thai. Vì thế, các bác sĩ đã đặc biệt theo dõi rồi xác định mổ chủ động. Trong khi đó, các đồng nghiệp tại Bệnh viện 175 ở TP HCM cũng tiến hành hội chẩn qua hệ thống Telemedicine để theo dõi thường xuyên.

Chín y - bác sĩ Bệnh viện 175 do đại tá, tiến sĩ Trần Lê Đồng, Phó Giám đốc Bệnh viện 175, làm trưởng đoàn đã được máy bay đưa tới đảo Trường Sa Lớn thực hiện ca mổ hiếm thấy này. Ca mổ được truyền hình trực tiếp dưới sự chỉ đạo từ xa của Thiếu tướng, PGS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện 175.

Quê hương thứ hai

Đã trải qua 2 lần lâm bồn rồi nên sinh con chẳng phải chuyện gì quá lạ đối với chị Ái. Thế nhưng, cảm giác đón đứa con thứ ba chào đời giữa đảo Trường Sa Lớn lại là một trải nghiệm đặc biệt. Khi các bác sĩ bế bé tới, nhìn con gái khỏe mạnh, chị Ái thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc vô cùng. “Lúc mang thai, tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ sinh con giữa hòn đảo muôn trùng khơi như thế này. Nhờ các bác sĩ tư vấn và chăm sóc tận tình nên tôi rất an tâm. Thêm vào đó, sinh con trên đảo Trường Sa là được ở gần gia đình của mình, điều đó mới quan trọng nhất”.

Cũng như những phụ nữ “lấy chồng xa” khác, nỗi nhớ cha mẹ luôn khắc khoải trong lòng chị Ái. Vì thế, sự động viên của người mẹ trước ca mổ, dù chỉ là hệ thống truyền hình ảnh trực tuyến từ Bệnh viện 175, là sự khích lệ vô giá. Theo dõi ca mổ tại phòng truyền hình ảnh của Bệnh viện 175, bà Nguyễn Thị Như Mai, mẹ của chị Ái, cũng đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh cháu ngoại ở tít tận trùng khơi.

Nhoẻn miệng cười sau chút thoáng buồn vì nhớ mẹ, chị Ái chia sẻ: “Ở đây có vợ có chồng, cùng con cái chia sẻ buồn vui, đó mới là gia đình, là quê hương thứ hai của mình. Được chứng kiến bọn trẻ lớn lên từng ngày là hạnh phúc nhất. Hải Thùy tỏ ra là cư dân đảo thực thụ, bé lớn nhanh, khỏe mạnh và dễ chịu hơn cả 2 anh chị trước. Các chiến sĩ trên đảo cũng như anh em một nhà với mình vậy, cùng chia sẻ, giúp đỡ với nhau ấm lòng lắm”.

Kỳ tới: Những giếng nước “thần”

“Chẳng lo ổng đi nhậu”

Nhiều gia đình khác ở trên các hòn đảo ở Trường Sa cũng gắn bó với “quê hương” thứ hai này từ bao giờ không rõ. Dù cuộc sống trên đảo chưa thể như ở đất liền, câu chuyện thiếu điện, thiếu nước vẫn chưa bao giờ hết. Thế nhưng, mỗi lần rời đảo về thăm quê, họ lại thấy không quen với nhộn nhịp ở đất liền nữa. Chị Nguyễn Thị Thanh Thoảng, ở ngôi nhà số 4 trên đảo Song Tử Tây, nửa đùa nửa thật: “Gia đình tôi cũng sống theo nhịp của chiến sĩ trên đảo luôn, cứ 20 giờ 45 phút hằng ngày là tất cả thành viên có mặt ở nhà. Giá như ở đất liền cũng được như vậy thì hay quá, cứ đến giờ là ông xã về nhà ngủ, chẳng lo ổng đi nhậu khuya”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo