xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm nhục người khác: Khó xử

NGUYỄN QUYẾT - LAN ANH

Trong thực tế, rất nhiều người bị làm nhục nơi công cộng nhưng do hai bên thỏa thuận, hòa giải, bồi thường trách nhiệm dân sự nên không thể xử lý về hình sự

Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ làm nhục người khác gây bức xúc xã hội, mà đỉnh điểm là việc một học sinh đã tự tử vì bị đánh đập và làm nhục giữa đường ở tỉnh Yên Bái khiến dư luận bàng hoàng.

Hành vi lệch lạc

Vụ việc xảy ra vào trưa 19-9 trước cổng Trường Tiểu học và THCS Âu Lâu (xã Âu Lâu, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), em Bùi Đoàn Quang H. (SN 2001, học sinh lớp 8A) đã bị một người nhà của Trần Văn Đức (SN 2001) đánh gây thương tích phải nằm viện điều trị 7 ngày. Sau khi xuất viện, bất ngờ vào ngày 25-9, H. đã tự tử tại nhà sau khi clip em bị đánh, bắt quỳ gối, hành hung bằng tuýp sắt lan truyền trên mạng xã hội.


Em Bùi Đoàn Quang H. bị đánh, làm nhục giữa đường (Ảnh cắt từ clip)

Em Bùi Đoàn Quang H. bị đánh, làm nhục giữa đường (Ảnh cắt từ clip)

Lý giải về việc hiện tượng làm nhục người khác ngày càng nhiều trong giới trẻ, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng chính sự khó kiểm soát của mạng xã hội khiến nhiều người có tâm lý tự do, muốn làm gì thì làm. Trong khi đó, tuổi trẻ rất bồng bột, “ngựa non háu đá” nên dễ xảy ra xung đột.

“Những vụ hành hung nữ sinh, lột quần áo, quay clip rồi đưa lên mạng câu like cho thấy giới trẻ đang chìm vào thói quen sống ảo dẫn tới những hành vi lệch lạc. Đôi khi chỉ vì nhu cầu thách thức người khác mà các em không nghĩ hậu quả về sau. Các “anh hùng bàn phím” đang tìm cách thể hiện mình trong đời thực mà không nghĩ tới hậu quả của nó!” - TS Tùng Lâm cảnh báo. Theo ông, cuộc sống ảo có sức hấp dẫn rất cao, cùng với sự chia sẻ, bàn luận vô biên giới khiến các bạn trẻ cảm thấy đời sống thật lại là thứ yếu, bổ trợ cho đời sống ảo.

Luật pháp chưa chặt

Trao đổi về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư Hà Nội, cho rằng mặc dù Hiến pháp 2013 và Bộ Luật Dân sự đều có nội dung về quyền bất khả xâm phạm thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm song hiện nay, để xử lý hành vi làm nhục người khác cũng gặp khó khăn.

Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định tội “Làm nhục người khác” là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng với hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Như vậy, chỉ có những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, khoản 1 điều 121 cũng quy định tội làm nhục người khác chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo điều 105 Bộ Luật Tố tụng hình sự.

“Trong thực tế, rất nhiều người bị làm nhục nơi công cộng nhưng do hai bên thỏa thuận, hòa giải, bồi thường trách nhiệm dân sự nên không thể xử lý về hình sự” - luật sư Thơm phân tích.

Xét về mặt luật nội dung, các căn cứ xác định yếu tố cấu thành tội phạm “Tội làm nhục người khác” cũng còn nhiều ý kiến, quan điểm đánh giá tính chất, mức độ khác nhau... Thực tiễn cho thấy khi xử lý hành vi làm nhục người khác còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người xử lý. Nếu không xử lý hình sự thì nhận định cho rằng hành vi đó chưa nghiêm trọng nên chưa cần thiết phải khởi tố và sẽ xử lý bằng biện pháp hành chính.

Còn theo luật sư Trần Văn Toàn, Đoàn Luật sư Hà Nội, do việc xử lý về hành vi làm nhục người khác rất khó khăn song vẫn có thể xử lý hành vi của các đối tượng vi phạm về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ Luật Hình sự. Đối chiếu với những vụ việc trong thời gian qua, tội danh này là có căn cứ, đúng pháp luật và cũng bảo đảm sự răn đe, trừng trị tội phạm này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Tội gây rối trật tự công cộng thì khởi tố không cần phải có yêu cầu của người bị hại.

Giáo dục giá trị lẫn kỹ năng

Giải pháp để hạn chế tình trạng này, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, cần đẩy mạnh giáo dục trong gia đình và nhà trường. Phải giáo dục cho các em giá trị chứ không chỉ là kỹ năng. Phải biết yêu thương, khoan dung, tôn trọng, chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì lớn lên mới trở thành những công dân tốt. Ngoài ra, phải bổ sung những chế tài phù hợp thực tế cuộc sống để có căn cứ pháp luật xử lý hành vi này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo